Top 3+ Các Ngành Nghề Mới Ở Việt Nam Có Xu Hướng Phát Triển Trong 5 Năm Tới
19:27 24/05/2023Lựa chọn ngành học là chủ đề được nhiều phụ huynh và con em quan tâm mỗi mùa tuyển sinh hằng năm. Đâu mới là hướng đi đúng đắn và phù hợp với bản thân mình trong thời buổi nhiều ngành nghề ra đời như hiện nay? Dưới đây, TNUT tổng hợp top 3+ các ngành nghề mới ở Việt Nam đang có tiềm năng phát triển.
Mục lục bài viết
1. Các ngành nghề mới ở Việt Nam – Ngành thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một trong các ngành nghề mới ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của đông đảo thí sinh trên cả nước. Vậy bạn đã bết các thông tin liên quan đến ngành nghề mới này chưa?
1.1. Ngành thương mại điện tử là gì?
Cùng với sự phát triển của công nghệ, người mua chuyển từ hình thức trực tiếp sang online. Các nền tảng trung gian là cầu nối giúp hàng hóa lưu thông. Học thương mại điện tử, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức về quản trị doanh nghiệp, các chuyên ngành thương mại điện tử 4.0,…
Đây là ngành nghề nằm trong lĩnh vực kinh tế. Nói một cách cụ thể hơn, thương mại điện tử là hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông để kinh doanh online. Quá trình này được diễn ra trên các kênh truyền thông đa phương tiện, Internet một cách nhanh chóng và thông minh.
Trong 2 năm gần đây, thương mại điện tử chiếm vị trí ổn định về tốc độ tăng trưởng. Con số 20% là minh chứng cho sự bền vững về sự tăng trưởng của lĩnh vực này. Ước tính, lượng người mua sắm online ở nước ta được dự báo đạt 260 – 285 USD/người trong năm 2022. Tín hiệu này vẫn chưa dừng lại và thương mại điện tử sẽ là một ngành học đầy triển vọng trong tương lai.
>> Xem thêm: Khảo sát mức lương các ngành nghề 2023 tại Việt Nam đáng quan tâm
1.2. Yêu cầu năng lực
Là một trong các ngành nghề mới ở Việt Nam hiện nay, thương mại điện tử đòi hỏi người học cần có những năng lực sau:
- Có niềm đam mê với kinh doanh và công nghệ hiện đại.
- Có kỹ năng giao tiếp linh hoạt và khả năng đàm phán nhạy bén.
- Luôn có sự đổi mới trong tư duy sáng tạo để bắt kịp với xu hướng thị trường.
- Có trình độ ngoại ngữ ổn định để đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội, xử lý vấn đề chuyên môn,…
1.3. Các trường đào tạo
Nhiều trường Đại học, Cao Đẳng đào tạo khối ngành kinh tế hiện đang có giảng dạy ngành thương mại điện tử. Trong số đó phải kể đến các trường sau:
- Đại học Thương Mại.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.
- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
- Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
2. Ngành quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là nằm trong số các ngành nghề mới ở Việt Nam đang được đông đảo thí sinh cuối cấp hướng tới. Ngành này còn được gọi là “anh em họ hàng” với Truyền thông – Marketing. Cử nhân quan hệ công chúng sẽ được đào tạo bài bản về các kỹ năng truyền thông, sự kiện, đối nội, đối ngoại.

2.1. Yêu cầu năng lực
Ngành quan hệ công chúng cần nhân sự đáp ứng được các yếu tố sau:
- Có sự sáng tạo lớn và nhanh nhạy trong mọi công việc
- Có kỹ năng giao tiếp hoạt bát, cởi mở, thông minh, khéo léo
- Luôn đi đầu trong việc nắm bắt thông tin mới và nảy ra ý tưởng nhanh chóng
- Có sự thấu hiểu khách hàng cũng như cập nhật xu thế xã hội
2.2. Các trường đào tạo
Các trường sau hiện đang đào tạo bài bản ngành quan hệ công chúng:
- Đại học RMIT
- Đại học Ngoại thương
- Đại học FPT
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN
>> Xem thêm: Các ngành nghề hot nhất hiện nay mà bạn không nên bỏ lỡ!
3. Ngành Logistics & quản lý chuỗi cung ứng

Tìm hiểu về các ngành nghề hot hiện nay ở Việt Nam thì không thể bỏ qua Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Ngành nghề này trở nên hot rần rần bởi sự phát triển của thị trường thương mại điện tử cũng như xu hướng tiêu dùng mới diễn ra chóng mặt.
Logistics có nhiều khâu, mỗi bộ phận đóng vai trò như một mắt xích trong dây chuyền. Nếu thiếu một mắt xích thì cả chuỗi sẽ không hoạt động, vận hành được. Cử nhân ngành này có cơ hội việc làm rất rộng mở bởi xu thế của thế giới hiện nay chính là mua sắm online. Chuỗi cung ứng đóng vai trò trung gian quan trọng để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất, các sàn thương mại điện tử đến tay người dùng,…
3.1. Yêu cầu năng lực
- Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng được nhu cầu của từng công ty cũng như từng bộ phận đảm nhiệm.
- Có chuyên môn trong việc lập kế hoạch tổ chức, quản lý, vận hành cũng như thương bị, thiết bị.
>> Xem thêm: Điểm danh ngay các ngành nghề mới xuất hiện trong những năm gần đây
3.2. Các trường đào tạo
Hiện nay có một số trường Đại học tổ chức đào tạo các ngành nghề mới ở Việt Nam, cụ thể là Logistics như:
- Đại học Ngoại thương
- Đại học RMIT
- Đại học Hàng hải
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Thương mại
4. Các ngành nghề mới ở Việt Nam – Ngành kinh tế công nghiệp

Kinh tế công nghiệp là cái tiên tiếp theo trong các ngành nghề mới ở Việt Nam mà TNUT muốn nhắc đến. Học viên theo học ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức về kỹ thuật và kinh tế. Sau khi ra trường, học viên sẽ trang bị đầy đủ cơ sở lý thuyết cũng như kỹ năng. Không chỉ dừng lại ở đó, học viên còn được đào tạo cách hoàn thiện dự án dưới góc nhìn tổng quan.
4.1. Yêu cầu kỹ năng
Sau khi tốt nghiệp, nhân sự làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp cần:
- Có kỹ năng lập kế hoạch, kiểm tra và kiểm soát chất lượng các sản phẩm cơ khí
- Thiết kế các chi tiết điển hình của máy móc bằng cách sử dụng những phần mềm thiết kế bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản để khai thác, xử lý và ứng dụng chúng vào trong công việc
- Biết ngoại ngữ cơ bản, đạt chuẩn khung năng lực ngoại ngữ của nước ta,…
>> Xem thêm: Các ngành nghề sản xuất công nghiệp tiềm năng nhất hiện nay
4.2. Các trường đào tạo
Thí sinh muốn đăng ký thi tuyển ngành kinh tế công nghiệp nên tham khảo một số đơn vị đào tạo sau:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
Nếu bạn muốn học ngành kinh tế công nghiệp cách linh hoạt hơn thì có thể theo học tại chương trình đào tạo từ xa của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên. Đối với chương trình học này, học viên sẽ được cấp tài khoản E-Learning của trường để theo dõi bài giảng, tải liệu. Từ đó, học viên có thể chủ động thời gian học tập của mình để có thể vừa tiếp thu kiến thức, vừa đi làm để có thêm kinh nghiệm thực tế.
5. Lời kết
Trên đây là một số các ngành nghề mới ở Việt Nam đang thịnh hành hiện nay và có triển vọng lớn trong tương lai gần. Những ngành này đều mang tính chất mở, phù hợp với sự phát triển của thời đại 4.0. Theo dõi TNUT để cập nhật phần tiếp theo của top các ngành nghề mới ở Việt Nam nhé!
>> Xem thêm: Cập nhật mới nhất danh sách các trường đào tạo đại học từ xa
Nguồn: zila.com.vn, truongtaynama.edu.vn, blog.topcv.vn