081.567.4848

logo Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
logo Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Các ngành nghề sản xuất công nghiệp tiềm năng nhất hiện nay

11:18 09/05/2023

Những năm gần đây, ngành công nghiệp Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi tích cực và có đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Vì thế, nhiều gia đình định hướng cho con em mình làm việc trong ngành này. Hãy cùng TNUT tìm hiểu các ngành nghề sản xuất công nghiệp tiềm năng nhất tại nước ta hiện nay.

1. Các ngành nghề sản xuất công nghiệp tại Việt Nam

Các ngành nghề sản xuất công nghiệp là một trong các ngành nghề hot hiện nay. Công nghiệp là hoạt động kinh tế nhằm cho ra các sản phẩm phục vụ tiêu dùng hoặc các nguồn lực phục vụ sản xuất. Thông thường, quá trình này được hỗ trợ bởi máy móc, dưới sự điều khiển, nghiên cứu, giám sát của con người. Dưới đây là các ngành nghề sản xuất công nghiệp phổ biến.

>> Xem thêm: Tổng hợp tất cả các ngành nghề hiện nay. Top ngành hot nhất năm 2023

1.1. Công nghiệp năng lượng

cac nganh nghe san xuat cong nghiep
Các ngành nghề sản xuất công nghiệp năng lượng

Đứng đầu danh sách các ngành nghề sản xuất công nghiệp chính là công nghiệp năng lượng với các ngành: Khai thác than, khai thác dầu khí, công nghiệp điện lực,… Việt Nam là một quốc gia “rừng vàng biển bạc”, sở hữu trữ lượng lớn tài nguyên thiên nhiên có giá trị. Hơn nữa, mọi hoạt động sản xuất muốn diễn ra thì cần phải có năng lượng. Vậy nên, công nghiệp năng lượng ngày càng có chỗ đứng và được nhà nước chú ý đầu tư.

1.2. Công nghiệp chế biến

cac nganh nghe san xuat cong nghiep
Công nghiệp chế biến là một trong các ngành nghề sản xuất công nghiệp

Công nghiệp chế biến được đánh giá là “điểm sáng” trong nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động chính của ngành này là chế biến những sản phẩm của công nghiệp khai thác và nông nghiệp.

Theo khảo sát vào năm 2022 của Báo Chính phủ, công nghiệp chế biến đóng vai trò chủ chốt, đóng góp nhiều vào sự phát triển nền kinh tế. Ngành có mức tăng trưởng lên đến 5.82%. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, khi nhu cầu của con người trong tiêu dùng, ăn uống ngày càng tăng cao, công nghiệp chế biến sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

1.3. Công nghiệp điện tử

Đây là ngành tạo động lực cho sự phát triển công nghiệp tại Việt Nam. Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại một làn gió mới về mọi mặt, để không bị lạc hậu, bất kỳ nước nào cũng cần đầu tư vào công nghệ thông tin. Các vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: Điện thoại thông minh, máy tính, tivi, camera, thiết bị điện tử văn phòng, thiết bị điện dùng trong sinh hoạt,… đều là sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử.

>> Xem thêm: Nền kinh tế công nghiệp hiện nay có gì đáng chú ý?

1.4. Công nghiệp dệt may

cac nganh nghe san xuat cong nghiep
Công nghiệp dệt may đóng góp nhiều cho nền kinh tế

Theo nhận định của các chuyên gia, ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục. Đây còn là ngành xuất siêu lớn của nước ta với 16,2 tỷ USD năm 2021 và 11 tỷ USD 7 tháng năm 2022.

Đặc biệt, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở “mặc ấm”, người ta còn mưu cầu “mặc đẹp”. Chính vì thế mà nhu cầu về thời trang may mặc của con người tăng lên một cách nhanh chóng. Đây là cơ hội lớn nhất cho sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may.

1.5. Công nghiệp cơ khí

cac nganh nghe san xuat cong nghiep
Ngành công nghiệp cơ khí giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật

Khi nhắc tới các ngành nghề sản xuất công nghiệp, không thể không nhắc tới ngành công nghiệp cơ khí. Đây chính là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời nhất tại nước ta. Cơ khí là tạo ra các sản phẩm máy móc, thiết bị nhằm phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Hiện nay, mặc dù đang phải đứng trước nhiều thách thức từ các nước trong khu vực và thế giới, ngành công nghiệp cơ khí vẫn có vai trò quan trọng, là tiền đề cho sự phát triển của nhiều ngành khác tại Việt Nam.

2. Vai trò của các ngành nghề sản xuất công nghiệp

cac nganh nghe san xuat cong nghiep
Ngành sản xuất công nghiệp có đóng góp lớn vào GDP

Có thể nói, ngành công nghiệp là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Có thể kể đến một số vai trò nổi bật của ngành như:

  • Công nghiệp sản xuất ra một khối lượng của cải, vật chất rất lớn.
  • Sản xuất công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.
  • Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng, nhằm nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
  • Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng khả năng mở rộng sản xuất.
  • Mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm, góp phần nâng cao thu nhập.
  • Củng cố an ninh quốc phòng.
  • Phát triển công nghiệp là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.

Các ngành nghề sản xuất công nghiệp ngày càng đóng góp một tỉ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp đang dần khẳng định được vị thế khi trở thành ngành xuất khẩu trọng điểm của nước ta. Cụ thể, ngành đã đóng góp 30% vào GDP, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế. Nhờ đó, Việt Nam lần đầu tiến đến vị trí thứ 22 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới.

Ngành công nghiệp phát triển lớn mạnh không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, mà còn có khả năng giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác như: Việc làm, tiêu dùng,…

3. Cơ hội việc làm các ngành nghề sản xuất công nghiệp có cao không?

cac nganh nghe san xuat cong nghiep
Ngành sản xuất công nghiệp đáp ứng nhiều nhu cầu việc làm

Các ngành nghề sản xuất công nghiệp ở nước ta có nhiều lợi thế về tự nhiên và ngày càng được chú trọng đầu tư trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế có thể khẳng định cơ hội việc làm của ngành công nghiệp là vô cùng rộng mở. Ngoài tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất, bạn còn có thể trở thành quản lý, nghiên cứu viên, giám sát viên, chuyên gia,… làm việc trong lĩnh vực công nghiệp.

Hơn nữa, mức lương khi làm việc ngành công nghiệp được đánh giá là ổn định trong thời gian dài và có xu hướng tăng trong tương lai dù ở môi trường tư nhân hay Nhà nước. Vì vậy, các bạn trẻ đang có xu hướng lựa chọn học và làm việc trong ngành này.

>> Xem thêm: Ngành quản lý công nghiệp trong tương lai sẽ phát triển như thế nào?

4. Nên học ngành công nghiệp ở đâu?

cac nganh nghe san xuat cong nghiep
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên

Tại Việt Nam hiện nay, có nhiều trường Đại học, Cao đẳng giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến công nghiệp theo nhiều hình thức khác nhau. Một trong những trường đào tạo các ngành kỹ thuật, công nghiệp có hệ đào tạo từ xa là Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên với chuyên ngành:

>> Xem thêm: Giải đáp: Học kinh tế công nghiệp ra làm gì?

Hình thức đào tạo từ xa nhưng được đánh giá là hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho người học. Hệ đào tạo từ xa giúp người học có thể tiết kiệm tài chính, thời gian học và rút ngắn khoảng cách địa lý. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã có kinh nghiệm hơn 50 năm trong lĩnh vực đào tạo. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn.

Trên đây là các ngành nghề sản xuất công nghiệp đang vô cùng tiềm năng tại Việt Nam và một số đánh giá về ngành kinh tế này. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình định hướng tương lai cho bản thân!

Nguồn tham khảo: nhaongay.vn; jobsgo.vn; tapchicongsan.org.vn


Bài viết liên quan

Xem tất cả
Tìm đối tác
.Elearning – giải pháp giúp người học phá bỏ rào cản về không gian và thời gian
FacebookZaloTiktokYoutube

.LIÊN HỆ

.Facebook.Website: tnut.vn.Hotline: 081.567.4848

.VĂN PHÒNG TƯ VẤN VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ TUYỂN SINH

  • .Hà Nội: Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • .Tp. HCM: Số 91 Ký Con, Phường Nguyễn Thái Bình , Quận 1, Hồ Chí Minh
Aum Việt NamTìm đối tác

.HỢP TÁC TUYỂN SINH

Tìm đối tác

© 2023 Copyright by IT AUM