Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta hiện nay
11:03 24/10/2023Cơ cấu công nghiệp Việt Nam hiện nay đã trải qua nhiều biến đổi đáng kể, phản ánh sự phát triển và thay đổi trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Bài viết này sẽ phân tích cụ thể về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay và điểm qua triển vọng trong tương lai. Hãy cùng TNUT E-Learning tìm hiểu chi tiết về chủ đề này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay được phân loại dựa trên ba thành phần kinh tế chính, đó là khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư từ nước ngoài. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về mỗi thành phần này:
Khu vực Nhà nước
Chi thành 2 khu vực đó là Trung ương và địa phương. Bao gồm các doanh nghiệp mà sở hữu thuộc về Nhà nước và chúng được quản lý cũng như điều hành bởi các cơ quan nhà nước. Các doanh nghiệp trong khu vực này thường được thành lập với mục tiêu sản xuất các mặt hàng có tính chiến lược cao và đóng góp một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Được coi là mũi nhọn của nền kinh tế, đảm bảo sự an ninh và độc lập kinh tế của quốc gia.
Khu vực ngoài Nhà nước
- Tập thể: thành phần này bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức tập thể được sở hữu bởi các cơ quan, tổ chức tập thể như các tập đoàn công nghiệp và thương mại.
- Tư nhân: Các doanh nghiệp mà sở hữu thốc về các nhà đầu tư tư nhân và chúng được quản lý và điều hành bởi chính họ. Các doanh nghiệp trong khu vực này thường có tính linh hoạt cao trong quản lý và sản xuất, cho phép họ tối ưu hoá hiệu quả sản xuất và đầu tư. Điều này thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền kinh tế và đóng góp và đa dạng hóa cơ cấu công nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân thường nhanh chóng thích nghi với biến đổi thị trường và có khả năng đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh.
- Cá thể: bao gồm các doanh nghiệp nhỏ hoặc các nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh và sản xuất.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Các doanh nghiệp trong khu vực thường là kết quả của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chúng đóng góp tích cực vào sự phát triển công nghiệp bằng cách mang đến công nghệ hiện đại và quản lý tiên tiến. Khu vực này đặc biệt quan trọng trong việc mở cơ cấu công nghiệp nước ta ra thế giới, hợp tác quốc tế.
>> Xem thêm: Review ngành quản lý công nghiệp – Tổng quan và xu hướng
2. Xu hướng biến đổi trong tình hình hiện nay
Xu hướng biến đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta là một phản ánh về sự thay đổi và điều hướng phát triển trong nền kinh tế. Đây không chỉ là sự dịch chuyển đơn thuần giữa các thành phần kinh tế mà còn là sự thể hiện của sự phát triển đổi mới và tích tích hợp của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. Hai xu hướng chính mà chúng ta có thể nhận biết:
Mở rộng đa dạng thành phần kinh tế
Quá trình đổi mới kinh tế đã tạo ra cơ hội mở cửa và phát triển một loạt các thành phần kinh tế khác nhau. Ngoài các doanh nghiệp và tổ chức do Nhà nước sở hữu, tỷ trọng của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cộng đồng kinh doanh tự do và các dự án đầu tư nước ngoài đã tăng lên một cách đáng kể. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng hoá và phát triển trong cơ cấu công nghiệp
Giảm tỷ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỷ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Trước đây, khu vực Nhà nước chiếm ưu thế và đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, các chính sách khuyến khích đầu tư từ nước ngoài đã thu hút lượng lớn vốn đầu tư và công nghệ hiện đại vào Việt Nam. Dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng của khu vực ngoài Nhà nước trong cơ cấu công nghiệp, góp phần sự phát triển của nền công nghiệp đồng thời mang lại những tiến bộ về công nghệ, quản lý và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Những thay đổi đáng kể trong cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế này đã tạo điều kiện cho sự cạnh tranh và tiến bộ trong ngành công nghiệp. Cơ hội mới về việc làm, nâng cao thu nhập và thúc đẩy xuất khẩu, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo phát triển bền vững cho đất nước.
Triển vọng phát triển nền công nghiệp
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã đặt mức tăng trưởng 8.83% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2022. Điều này tạo ra một tín hiệu tích cực và cho thấy rằng các hoạt động sản xuất và kinh doanh đang dần hồi phục và tăng trưởng. Các chuyên gia đánh giá rằng mức tăng trưởng kinh tế này có ảnh hưởng lớn đến nền công nghiệp Việt nam đối với vốn đầu tư nước ngoài
Hiện nay, cơ cấu công nghiệp của nước ta trong tương lai là sự phát triển tiếp tục của các ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp sáng tạo, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo dự kiến phát triển mạnh mẽ giúp nước ta đạt cạnh tranh toàn cầu trong nhiều lĩnh vực.
Nhà nước chủ động đầu tư khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đồng thời mở rộng khu vực kinh tế thành phần ngoài Nhà nước.
Ngoài ra, nước ta đang tập trung vào phát triển các nguồn năng lượng sạch và bền vững. Tác động quan trọng lên cơ cấu công nghiệp năng lượng giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững.
>> Xem thêm: Ngành kinh tế công nghiệp là gì? Những thông tin cần lưu ý
Lời kết
Qua những thông tin cung cấp trên chứng tỏ cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta hiện nay đã trải qua những biến đổi quan trọng và đa dạng hoá. Sự phát triển này đều tạo ra triển vọng lớn cho nền công nghiệp trong tương lai. Việt Nam đang tiến bước thành một nước có cơ cấu công nghiệp hiện đại và đóng góp vào sự phát triển của khu vực và thế giới. Điều này hứa hẹn những cơ hội mới cho đầu tư và phát triển kinh tế. Hi vọng những điều trên mà TNUT cung cấp đã giúp cho bạn cái nhìn tổng quan về nền công nghiệp nước nhà. Bạn có thể truy cập trang web của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên https://tnut.vn/ để có thể tìm hiểu thêm về các ngành nghề công nghiệp trong tương lai.
Nguồn tham khảo: luatduonggia.vn, luatminhkhue.vn, vneconomy.vn, accgroup.vn