Điểm tên những công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam
15:34 07/07/2023Đi đôi với nhịp sống hiện đại hoá, con người ngày càng quan tâm đến lối sống bền vững. Ngày càng có nhiều công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam là một minh chứng cho điều đó. Xu hướng sống này không chỉ phổ biến trên thế giới, mà ở đất nước chúng ta cũng đã dần dần quan tâm đến nó nhiều hơn. Để hiểu rõ hơn về “kiến trúc bền vững” và biết được những công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam, hãy cùng TNUT tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục bài viết
1. Hiểu về kiến trúc bền vững
1.1. Kiến trúc bền vững là gì? Xu hướng kiến trúc bền vững ở Việt Nam ra sao?

Kiến trúc bền vững, còn được gọi là kiến trúc xanh, kiến trúc môi trường, kiến trúc sinh thái, kiến trúc khí hậu hay kiến trúc hữu cơ. Đây là thuật ngữ dùng để ám chỉ việc thiết kế các công trình xây dựng nhằm giảm tác động của con người lên môi trường tự nhiên. Là một đất nước đang phát triển, nhà nước đang dần quan tâm đến những công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam.
Tại chuỗi sự kiện 4/2023, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết: “Một trong những mục tiêu quan trọng của Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, là phải phát triển một nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, mang nét đặc trưng sâu sắc của văn hóa dân tộc. Đồng thời phải tích hợp công nghệ xanh để hướng đến một cuộc sống bền vững cho cộng đồng.”
>> Xem thêm: Tổng quan về ngành Kỹ thuật xây dựng ra làm gì?
1.2. Đặc điểm của công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam
Các công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng đều có những những đặc điểm sau đây:
- Kiến trúc bền vững tập trung vào việc giảm tác động của con người lên môi trường một cách tổng thể.
- Trong kiến trúc bền vững sẽ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như tấm pin mặt trời và hệ thống sưởi ấm, làm máy thông gió tự nhiên để giảm thiểu lãng phí nguồn năng lượng gây hại.
- Các tòa nhà xây dựng theo kiến trúc bền vững sẽ tích hợp một cách liền mạch và tương hợp với cảnh quan xung quanh.
- Thay thế vật liệu thông thường như bê tông bằng các vật liệu bền vững. Chẳng hạn như bê tông làm từ vôi và nước, cây gai dầu hoặc các loại nhựa sinh học sáng tạo từ tảo.
- Tận dụng các phương pháp như bức tường sống, tháp dân cư với cây xanh và mái nhà xanh, kết hợp thực vật và thiên nhiên. Như vậy nhằm giúp làm mát các tòa nhà và tạo ra một môi trường sinh thái lành mạnh cho con người.
- Những căn hộ nhỏ, nhà ở siêu nhỏ và các cấu trúc nhỏ khác được áp dụng để đáp ứng nhu cầu về nhà ở bền vững, sử dụng ít diện tích và năng lượng hơn.
>> Xem thêm: Thế nào là quản lý năng lượng? Ngành quản lý năng lượng ra làm gì?
2. Lợi ích của công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam
2.1. Lợi ích kinh tế
Các công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam được chú trọng phát triển vì những lợi ích kinh tế sau:
- Góp phần cho sự tiến bộ của ngành khoa học kỹ thuật.
- Tối ưu hóa sự sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên và đảm bảo tính hiệu quả và hợp lý trong việc sử dụng năng lượng tự nhiên.
- Giảm thiểu các chi phí phát sinh và tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
>> Xem thêm: [Bật mí] Lương ngành quản lý năng lượng bao nhiêu?
2.2. Lợi ích xã hội
Xã hội nhận được các lợi ích từ xu hướng kiến trúc bền vững như:
- Tạo ra môi trường sống lý tưởng, trong lành và thoải mái.
- Bảo đảm không gian sống lành mạnh và an toàn cho sức khỏe con người.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ của môi trường xã hội, phù hợp với văn hóa và đặc trưng dân tộc.
2.3. Lợi ích môi trường
Các công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam đặt mục tiêu bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có:
- Cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.
- Duy trì một môi trường sống thân thiện với sức khỏe con người.
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực từ tự nhiên, thiên tai và các sự kiện tự nhiên đối với cuộc sống của con người.
>> Xem thêm: Thạc sĩ kỹ thuật xây dựng và Cơ hội nghề nghiệp
3. Điểm tên những công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam
Để hiểu về kiến trúc bền vững nhiều hơn, TNUT đem đến cho bạn một số công trình kiến trúc nổi tiếng tại Việt Nam theo xu hướng này. Hãy cùng tham khảo nhé!
3.1. Atlas Hotel – Khách sạn xanh tại phố cổ Hội An

Khách sạn xanh Atlas là một công trình độc đáo của công ty kiến trúc danh tiếng Võ Trọng Nghĩa. Tòa nhà này tạo nên một ấn tượng đặc biệt nhờ thiết kế xanh độc đáo và tạo ra một không gian thoáng mát.
Các thiết kế được tối ưu hóa để sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và tận dụng nguồn gió tự nhiên. Khách sạn Atlas tạo sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, đồng thời mang đến sự trẻ trung cho đô thị và đóng góp vào việc cải thiện xã hội.
>> Xem thêm: Kỹ thuật xây dựng thi khối nào? Học trường nào tốt?
3.2. Cư xá sinh viên Betania tại Huế

“Cư xá sinh viên Betania” tại thành phố Huế là một công trình công cộng khá độc đáo. Nó thể hiện sự “xanh” thông qua việc tận dụng tối đa yếu tố tự nhiên, và sự “nhân văn” bằng việc cung cấp nơi ở cho sinh viên đang đối mặt với khó khăn.
Ngoài ra, công trình cũng hướng đến sự “bền vững” bằng cách tạo ra một sự hài hòa với thiên nhiên. Đó là lý do “Cư xá sinh viên Betania” đoạt giải vàng trong Giải thưởng Kiến trúc xanh lần thứ 4 (2017 – 2018).
3.3. Nhà thiếu nhi Hồ Chí Minh

Đây là một dự án Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh đầu tư. Nhà thiếu nhi Hồ Chí Minh được xây dựng với thiết kế độc đáo và gây ấn tượng, mang hình dáng của một chiếc thuyền trôi trên biển rộng.
Với những chất liệu và không gian xanh, mang tính bền vững, công trình đã đạt Giải Bạc – Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2018 trong hạng mục: Công trình Văn hóa/ Thể thao.
3.4. Khu đô thị Ecopark ở Hưng Yên

Ecopark một trong các công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam. Công trình này đã nhận được giải thưởng dự án phát triển nhà ở bền vững xuất sắc nhất Châu Á (2022) do International Property bầu chọn.
Ecopark được thiết kế với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại để đảm bảo liên kết với hệ thống hạ tầng chung. Đặc biệt, dự án cũng chú trọng đến việc sử dụng cảnh quan làm chiến lược hạ tầng, tôn trọng thiên nhiên và bảo vệ môi trường địa phương. Ngoài ra, Ecopark sử dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng và đảm bảo phát triển bền vững.
Sự hiện diện của Ecopark đã góp phần làm tăng tỷ lệ đô thị hóa tại huyện Văn Giang, Hưng Yên lên gấp 7 lần, từ năm 2000 đến 2020 tăng từ 9,3% lên 65%.
>> Xem thêm: Tìm hiểu ngành kỹ thuật xây dựng học những môn gì?
5. Trường nào có đào tạo kiến trúc theo xu hướng bền vững?
Ngành Kỹ thuật Xây dựng là một trong những ngành có đào tạo kiến thức và kỹ năng liên quan đến kiến trúc bền vững. Bạn có thể tham khảo ngành Kỹ thuật Xây dựng hệ đào tạo đại học từ xa của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên (TNUT).
Với hệ đào tạo từ xa TNUT, với hệ thống E-learning chất lượng sẽ cung cấp cho học viên một lộ trình học hiện đại. Với ưu điểm không giới hạn thời gian và không gian, hệ đào tạo từ xa của TNUT đem đến cơ hội hỗ trợ những người muốn vừa học vừa làm, học thêm văn bằng thứ hai, …
Với sự ra đời của các công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam, người học hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội nghề nghiệp. Với con số 96% học viên có việc làm liên quan tới ngành sau khi tốt nghiệp, hệ đại học từ xa TNUT luôn là lựa chọn đúng đắn của nhiều người.
6. Kết luận
Với những thông tin về công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam ở trên, hy vọng bạn sẽ có được những cái nhìn mới mẻ về xu hướng này. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực xây dựng bền vững, hãy tham khảo ngành Kỹ thuật Xây dựng. Hãy liên hệ với TNUT để được tư vấn miễn phí lộ trình học của hệ đại học từ xa bạn nhé!
Nguồn: tapchikientruc.com.vn, greenmore.vn, maisonoffice.vn