Vị trí công việc của ngành quản lý công nghiệp sau khi ra trường
10:54 13/06/2023Ngành quản lý công nghiệp đã xuất hiện từ lâu trên toàn thế giới và hiện nay được rất nhiều học viên Việt Nam quan tâm và tìm hiểu. Học viên học xong ngành này có đủ điều kiện làm việc ở các vị trí quản lý nhà nước, các sở, bộ, ban, ngành và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có liên quan đến lĩnh vực quản lý công nghiệp. Bài viết dưới đây của TNUT E-Learning sẽ giới thiệu thêm các thông tin về vị trí công việc của ngành quản lý công nghiệp sau khi ra trường.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về ngành quản lý công nghiệp?
Ngành Quản lý Công nghiệp (Industrial Management) là ngành có sự giao thoa giữa kinh tế và công nghệ. Ngành học này đào tạo chuyên sâu về kiến thức cơ bản trong quá trình đánh giá công nghệ, sản xuất, tồn kho – quản lý kho, quản trị nguồn nhân lực. Ngành Quản lý công nghiệp hiện nay nắm giữ một vai trò rất quan trọng tại các doanh nghiệp, công ty, trung tâm thương mại.
>> Xem thêm: Giải đáp những thông tin thắc mắc về ngành quản lý công nghiệp
2. Những lý do bạn nên chọn học ngành quản lý công nghiệp?
Ngành quản lý công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, quan sát và đánh giá các doanh nghiệp… Cùng TNUT E-learning điểm qua 3 lý do chính giải đáp thắc mắc vì sao nên chọn ngành học ngành Quản lý công nghiệp.
2.1. Nắm giữ các vị trí công việc quan trọng của ngành quản lý công nghiệp
Học viên sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo của ngành Quản lý Công nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc ở những bộ phận của công ty, doanh nghiệp với vai trò quan trọng. Từ đó, ứng viên sẽ trở thành người quản lý về nguyên vật liệu, quản lý tài chính, quản lý về chất lượng của sản phẩm, quản lý quá trình sản xuất công nghiệp, quản lý các chuỗi cung ứng, quản trị nhân sự…
2.2. Giúp người học nâng cao tư duy khởi nghiệp
Bất kỳ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi người là việc có đủ kiến thức, chuyên môn và khả năng vượt trội để cạnh tranh phát triển. Ngành quản lý công nghiệp có thể giúp cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc cho phần lớn các hoạt động của công ty vừa khởi nghiệp.
Khi chọn ngành học này, bạn sẽ có được sự am hiểu hơn về thị trường, sản xuất, tiếp thị và kinh doanh. Dần dần, tích lũy cho bản thân có được tư duy phân tích kỹ lưỡng trong mọi vấn đề của quá trình kinh doanh. Đây chính là bước đệm quan trọng khi bạn muốn bắt tay vào quá trình khởi nghiệp.
2.3. Cơ hội việc làm ngành quản lý công nghiệp rất rộng mở
Việt Nam coi công nghiệp hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu. Sự cải thiện sản xuất vật chất và đời sống văn hóa xã hội của quốc gia được tạo điều kiện thuận lợi bởi quá trình công nghiệp hóa. Trong những năm tới, cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp sẽ được hoàn thiện sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước gia tăng sản xuất công nghiệp.
Cả nước có 60.000–70.000 doanh nghiệp lớn và vừa. Các ngành công nghiệp của quốc gia phát triển với tốc độ 7,16% hàng năm từ năm 2016 đến năm 2020. Theo Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021–2030 được đề xuất, sẽ có 177 khu công nghiệp mới trên cả nước vào năm 2030.
Như vậy có thể thấy cơ hội công việc của ngành quản lý công nghiệp trong tương lai rất lớn. Đặc biệt, hiện tại ngành này được dự đoán là một trong những ngành nghề thiếu nhân lực có trình độ trong tương lai. Vì vậy, nếu bạn đang theo học ngành quản lý công nghiệp, cơ hội công việc của ngành quản lý công nghiệp mang lại cho bạn rất rộng mở.
>> Xem thêm: Có nên học liên thông ngành quản lý công nghiệp không?
2.4. Tiềm năng của ngành quản lý công nghiệp
Quản lý công nghiệp là ngành có tiềm năng phát triển lớn:
- Tỷ lệ có việc làm: Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, công việc của ngành quản lí công nghiệp được dự đoán có tỷ lệ việc làm cao, tăng trưởng ổn định và đóng góp lớn vào GDP Việt Nam năm 2020. Số người có việc làm trong ngành này tăng tới 69,5%, cao hơn mức trung bình của tất cả các ngành khác.
- Việc làm: Theo thông tin từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ngành quản lý công nghiệp sẽ là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong năm 2020.
- Đóng góp về kinh tế: Quản lý công nghiệp là lĩnh vực giúp tăng đáng kể GDP toàn cầu. Theo Hội đồng Anh, ngành công nghiệp này đóng góp khoảng 15% GDP của Vương quốc Anh. Ở Mỹ, quản lý công nghiệp chiếm khoảng 11,5% GDP.
3. Vị trí việc làm và mức lương ngành quản lý công nghiệp
Học ngành Quản lý Công nghiệp sẽ mang đến cho học viên cơ hội làm việc trong các công ty về sản xuất, công ty dịch vụ và thương mại với các quy mô khác nhau. Vậy công việc của ngành quản lý công nghiệp có mức thu nhập ra sao.
3.1. Vị trí công việc của ngành quản lý công nghiệp sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp ngành quản lý công nghiệp, học viên theo học ngành này có thể đảm nhận vị trí công việc của ngành quản lý công nghiệp như sau:
- Quản lý việc mua sắm: Đánh giá các kế hoạch trong mua sắm, tiến hành xây dựng các cấp độ về kinh doanh,…
- Quản lý kinh doanh: Nghiên cứu thị trường công nghiệp, hoạch định ra những chiến lược phát triển, lập kế hoạch cụ thể trong kinh doanh,…
- Quản lý chất lượng: Phân tích chi tiết các cơ sở về dữ liệu, phân tích các quy định để xác định các vấn đề cần cải thiện,…
- Quản trị nguồn nhân lực: Khảo sát nhu cầu của việc đào tạo và lên kế hoạch đào tạo về lương thưởng, các chính sách đãi ngộ trong lao động,…
- Lập kế hoạch quản lý chuỗi cung ứng: Tiến hành đàm phán để xây dựng hợp đồng, xây dựng lại những mối quan hệ với các nhà cung cấp…
>> Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành quản lý công nghiệp học những môn gì?
3.2. Mức thu nhập của ngành quản lý công nghiệp
Mức lương ngành quản lý công nghiệp tương đương với từng vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương khác nhau. Cụ thể:
- Đối với những bạn vừa mới ra trường khi làm các công việc của ngành quản lý công nghiệp sẽ nhận được mức lương rơi vào khoảng 7 triệu đến 8 triệu đồng/tháng.
- Sau khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm mức lương sẽ được tăng lên cộng thêm các khoản lương thưởng và trợ cấp mức lương sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn kinh doanh riêng hoặc làm việc cho các tổ chức tư nhân với vai trò là một người quản lý chuyên giám sát các bộ phận. Mức lương tại công việc này có thể lên đến vài chục triệu đồng/tháng.
4. Cơ sở đào tạo ngành quản lý công nghiệp chất lượng
Ngành Quản lý Công nghiệp hệ đào tạo trực tuyến của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên hiện đang nhận được nhiều đánh giá tích cực. Chương trình đào tạo được nhà trường xây dựng vô cùng bài bản, khoa học. Đảm bảo rằng học viên có thể tích lũy đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết khi làm việc. Ngoài ra, TNUT E-Learning còn có đội ngũ giảng viên giàu kiến thức chuyên ngành và nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của học viên.
Khi đăng ký học chương trình đào tạo đại học trực tuyến của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên, mỗi học viên sẽ được cấp một tài khoản E-Learning. Hệ thống E-Learning hỗ trợ phương pháp giảng dạy của giảng viên và tạo điều kiện học tập cho học sinh.
5. Lời kết
Bài viết trên của TNUT E-Learning đã tổng hợp các thông tin về vị trí công việc của ngành quản lý công nghiệp sau khi ra trường. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về ngành quản lý công nghiệp. Để lại liên hệ nếu bạn quan tâm hay có bất kỳ thắc mắc nào để được tư vấn miễn phí từ các thầy cô nhà trường nhé!
Nguồn: tuyensinhso.vn, ctim.edu.vn, vn.indeed.com, tuyensinhso.vn