Hệ đào tạo là gì? Các hệ đào tạo ở Việt Nam
17:01 30/03/2023Để giúp mọi người có thể tiếp thu được những kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, nền giáo dục đã không ngừng thay đổi và hoàn thiện, nhiều phương pháp giáo dục ra đời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người học. Một trong số đó phải kể đến sự ra đời của các hệ đào tạo tại Việt Nam. Vậy hệ đào tạo là gì? Phân loại các hệ đào tạo như thế nào. Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Hệ đào tạo là gì?
Hệ đào tạo là gì? Đó là những hình thức mà sinh viên có thể lựa chọn để theo học ở các trường đại học tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng kinh tế của mình. Tuy nhiên, không có một định nghĩa nào về hệ đào tạo được cho là tốt nhất, bởi mỗi hệ đào tạo sẽ mang lại những lợi ích khác nhau cho người học.
Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trường đại học áp dụng nhiều hệ đào tạo khác nhau. Mỗi trường sẽ có cách thức đào tạo riêng, tuy nhiên về định hướng chung, đó đều là những hình thức học nhằm đào tạo và cung cấp kiến thức cho sinh viên, giúp cho họ có kiến thức vững chắc về chuyên ngành đang theo học.
=>> Xem thêm: Tìm hiểu hệ đào tạo chính quy là gì?
2. Các hệ đào tạo ở Việt Nam
Căn cứ vào Luật giáo dục đại học 2018, hãy cùng TNUT.VN tìm hiểu về những hệ đào tạo của nước ta ngay sau đây:
2.1. Hệ đào tạo giáo dục chính quy
Đây được coi là hệ đào tạo phổ biến và thu hút được nhiều sinh viên theo học nhất. Hiểu theo nghĩa thông thường hệ đào tạo giáo dục chính quy được các trường đại học chú trọng giảng dạy, đào tạo trong duy nhất một trình độ giáo dục. Sinh viên sẽ chấp hành lịch học do nhà trường quy định và các hoạt động ngoài lề mà nhà trường tổ chức.
Chương trình đào tạo chính quy của các trường có thể khác nhau, nhưng về cơ bản được chia thành 2 khối kiến thức: đại cương và chuyên ngành. Thời gian tốt nghiệp của hệ đào tạo chính quy trung bình từ 4-6 năm tùy theo đặc thù của từng trường.
2.2. Hệ đào tạo giáo dục thường xuyên
Hệ đào tạo này phù hợp với những đối tượng có nhu cầu vừa học vừa làm. Tuy nhiên có điểm khác so với các hệ đào tạo khác, hệ đào tạo giáo dục thường xuyên phân thành các lớp học. Sinh viên sẽ tham gia đào tạo ở các cơ sở giáo dục đào tạo hoặc các cơ sở liên kết trực thuộc.
Ưu điểm của hệ đào tạo này, đó là người học được tự sắp xếp lịch học phù hợp với yêu cầu cá nhân. Việc này nhằm mục đích tạo điều kiện về thời gian cho nhà trường đào tạo các trình độ cao đẳng, đại học.
2.3. Hệ đào tạo liên thông trong giáo dục đại học
Theo quy định của hệ đào tạo này, người học được phép lấy kết quả học tập của mình để liên thông lên các trường đại học, với mục đích có được tấm bằng giá trị và nâng cao trình độ văn hóa. Sinh viên có thể học liên thông chuyên ngành của mình hoặc chuyển sang chuyên ngành khác tùy theo nhu cầu.
=>> Xem thêm: Hệ đào tạo và loại hình đào tạo
3. Một số lưu ý về quy định của hệ đào tạo là gì?
Mỗi trường có ngành đạo tạo và hình thức đào tạo khác nhau. Tuy nhiên không nằm ngoài những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành phục vụ cho việc nghiên cứu và tiếp thu tri thức cho sinh viên. Giúp sinh viên định hướng được ngành nghề tương lai một cách rõ ràng nhất.
Theo như đánh giá của một số kênh thông tin giáo dục, hiện nay ở nước ta có rất nhiều trường đại học có chuyên môn tốt, chất lượng trong tất cả các hệ đào tạo. Vì vậy, sinh viên có rất nhiều lựa chọn nơi mình sẽ phát triển bản thân, trau dồi kiến thức.
Trong một ngành đào tạo sẽ có rất nhiều kiến thức chuyên ngành. Việc này đòi hỏi sinh viên cần đáp ứng đủ số điểm cũng như chuẩn đầu ra của ngành. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên, bởi kiến thức trong trường đại học chính là nền tảng quan trọng cho công việc sau này. Giúp cho sự thăng tiến và phát triển của sinh viên được dễ dàng hơn.
=>> Xem thêm: Hệ đào tạo đại học – những thông tin cần biết
Hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp được câu hỏi hệ đào tạo là gì? Cũng như các thông tin, vấn đề liên quan khác giúp cho bạn hiểu rõ, đưa ra quyết định đúng đắn hơn trong việc lựa chọn hệ đào tạo phụ hợp với bản thân mình.