Học ngành gì để làm kiểm toán? Những thông tin cần biết
10:42 05/07/2023Kiểm toán hiện đang là một trong những ngành nghề hot đối với nhiều bạn trẻ. Học ngành gì để làm kiểm toán sau khi ra trường có lẽ là băn khoăn của nhiều phụ huynh khi có ý định hướng con em mình theo nghề này. Hãy cùng TNUT khám phá thêm những điều thú vị ẩn chứa trong lĩnh vực đặc biệt này nhé!
Mục lục bài viết
1. Thế nào là kiểm toán?
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm kiểm toán và kế toán. Điều đầu tiên bạn cần nắm được trước khi tìm hiểu sâu về học ngành gì để làm kiểm toán chính là phân biệt được hai phạm trù này.
Người làm kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, trình bày con số thống kê cụ thể về các giao dịch hoặc tài sản của tổ chức. Đồng thời, kế toán là hoạt động được tiến hành liên tục quanh năm. Ngược lại với công việc này, kiểm toán là bộ phận kiểm tra, xác nhận về độ chính xác hay tính trung thực của những số liệu mà ban kế toán đưa ra.
Nói cách khác, kiểm toán là nghề nghiệp bao quát hoạt động tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh. Công việc của phòng ban này không diễn ra liên tục mà chỉ vào thời điểm cụ thể như cuối tháng/quý/năm.
>> Xem thêm: Học kinh tế công nghiệp có làm kế toán được không?
2. Các loại kiểm toán phân theo chuyên môn
Đối với những học sinh còn ngồi ở ghế phổ thông, học ngành gì để làm kiểm toán đã là câu hỏi khó. Để hiểu một cách rõ ràng hơn về nhiệm vụ của cử nhân ngành học đó sau này lại càng khó hơn. Hiện nay, dựa trên tính chất công việc mà ngành kiểm toán được chia ra làm ba loại như sau:
- Kiểm toán Nhà nước: Thực hiện theo quy định của pháp luật, đồng thời công việc này do người có thẩm quyền tiếp nhận và thực thi. Đối tượng mà bộ phận này hướng tới chính là doanh nghiệp trực thuộc Nhà nước.
- Kiểm toán nội bộ: Chuyên viên kiểm toán thuộc các công ty hoặc tổ chức. Những người này thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị và chỉ xử lý công việc trong nội bộ đơn vị mình.
- Kiểm toán độc lập: Kiểm toán viên tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Đối tượng của họ không chỉ là các báo cáo tài chính thông thường mà còn là nhiều vấn đề liên quan đến tài chính khác tùy nhu cầu khách hàng đưa ra.
>> Xem thêm: Bạn đã biết ngành kinh tế công nghiệp ra làm gì?
3. Học ngành gì để làm kiểm toán và cần học những gì?
Câu trả lời ngắn gọn nhất cho thắc mắc học ngành gì để làm kiểm toán chính là lựa chọn các ngành học đào tạo về kiểm toán. Trong đó, bạn có thể theo học ngành kinh tế công nghiệp. Học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông có thể lựa chọn, đăng ký theo học ngành học này nếu muốn làm trong lĩnh vực kiểm toán.
Khi theo học kiểm toán, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về lĩnh vực thu thập và xử lý thông tin, kiểm tra, đánh giá hoạt động tài chính,… Cụ thể, bạn sẽ được đào tạo về việc tính phí, làm dự toán, quản lý doanh thu, phân bổ ngân sách theo kế hoạch riêng của từng đơn vị.
Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo cử nhân kiểm toán, các trường cũng sẽ trau dồi cho sinh viên những kiến thức có liên quan mật thiết đến ngành học như:
- Kỹ năng đọc các bản báo cáo tài chính.
- Xem và phân tích tình hình tài chính.
- Kỹ năng về đàm phán, thương lượng với đối tác, khách hàng,…
- Khả năng tin học văn phòng, làm việc nhóm, lên kế hoạch, giải quyết vấn đề bất ngờ,…
Để có thể xét tuyển vào ngành nghề này, thí sinh có thể thi các khối thi như:
- A00: Toán, Lý, Hóa.
- A01: Toán, Lý, Anh.
- A04: Toán, Lý, Địa.
- A08: Toán, Sử, GDCD.
- A09: Toán, Địa, GDCD.
- B00: Toán, Hóa Sinh.
- C01: Toán, Lý, Văn.
- C03: Toán, Hóa, Văn.
- C03: Văn, Sử, Toán.
- C14: Toán, Văn, GDCD.
>> Xem thêm: Học khối C làm nghề gì? Lựa chọn địa chỉ đào tạo chất lượng
4. Cơ hội nghề nghiệp của ngành kiểm toán
Nhiều bạn thí sinh sau khi tìm hiểu về học ngành gì để làm kiểm toán thì lại có một thắc mắc về cơ hội việc làm của cử nhân ngành này trong tương lai. Trong bối cảnh mỗi năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp Đại học như hiện nay, liệu kiểm toán có dễ xin việc?
4.1. Cơ hội việc làm của cử nhân kiểm toán
Học ngành gì để làm kiểm toán giờ đây rất dễ trả lời. Thế nhưng, học kiểm toán sau này có cơ hội làm việc thế nào?
Cơ sở Dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã thống kê được rằng kể từ năm 2016 đến 2023, số đơn vị doanh nghiệp ra đời đã vượt qua con số 100.000. Đặc biệt, số liệu này đang tiếp tục tăng và vẫn chưa hề có dấu hiệu dừng lại.
Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như ngày nay, nhiều tổ chức nước ngoài đã, đang và sẽ còn liên kết, đặt trụ sở,… tại Việt Nam. Do đó, nhân lực của bộ phận kiểm toán liên tục được tuyển dụng. Đây chính là tín hiệu tốt cho những cử nhân đang theo học và các bạn thí sinh chuẩn bị dự thi Đại học vào ngành này.
4.2. Cơ hội phát triển của ngành kiểm toán trong tương lai
Sau khi ra trường, sinh viên ngành kiểm toán sẽ đảm đương được công việc tại các vị trí sau:
- Chuyên viên kiểm toán
- Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính
- Kiểm soát viên
- Thu quỹ
- Tư vấn thuế, kế toán
- Quản lý tài chính
- Giám đốc tài chính
- Nghiên cứu, giảng dạy ngành kiểm – kế toán
>> Xem thêm: Tìm hiểu về kế toán xây dựng khu công nghiệp
Mức thu nhập bình quân của cử nhân kiểm toán sau khi tốt nghiệp bậc Đại học rơi vào khoảng 5 – 20 triệu VNĐ. Mỗi vị trí cụ thể sẽ được trả mức thu nhập/tháng khác nhau:
- Kiểm toán viên bậc thấp nhất: 5 – 7 triệu VNĐ.
- Kiểm toán viên bậc thấp: 7 – 10 triệu VNĐ.
- Kiểm toán viên bậc trung bình: 10 – 15 triệu VNĐ.
- Kiểm toán viên bậc cao: 15 – 10 triệu VNĐ.
5. Yêu cầu năng lực ngành kiểm toán
Yêu cầu về năng lực cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng không kém so với việc học ngành gì để làm kiểm toán mà thí sinh đang quan tâm. Để trở thành một kiểm toán viên chuyên nghiệp, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thời đại, bạn cần có:
- Sự nghiêm túc trong học tập ngay từ những năm đầu tiên của bậc đào tạo. Kiểm toán là ngành khá khó nên cần có sự quyết tâm và chỉn chu trong mọi bước tiến.
- Làm mọi việc với sự tỉ mỉ, trung thực và cẩn thận.
- Cần có các chứng chỉ: CPA, CFA, CMA, CIA, ACCA,…
6. Các trường hiện đang đào tạo kiểm toán viên
Một số đơn vị giao dục bậc sau Phổ thông hiện đang đảm nhiệm vai trò đào tạo cử nhân kiểm toán như:
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Học viện tài chính
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Điện lực
7. Chương trình đào tạo từ xa Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên (TNUT) trực thuộc Đại học Thái Nguyên. Đây là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia về chất lượng đào tạo. Đây là đơn vị hiện đang đào tạo các nhóm ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp.
Đặc biệt, đơn vị giáo dục này là cái tên tiêu biểu trong top những cơ sở đào tạo Đại học từ xa uy tín. Chương trình đào tạo đại học từ xa của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên hiện đào tạo 3 ngành học là:
Trong đó, nếu bạn muốn làm trong lĩnh vực kiểm toán thì có thể theo học ngành kinh tế công nghiệp của chương trình đào tạo này.
Khi tham gia học chương trình đào tạo này, học viên sẽ có được thời gian học tập phù hợp với lịch trình cá nhân. Chương trình đào tạo này được tổ chức theo hình thức online kết hợp với thực hành để học viên được cung cấp, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mà vẫn đảm bảo sự linh hoạt.
Đội ngũ giảng viên tại TNUT đều là những người nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đồng thời, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên sẽ được cấp bằng đại học có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy.
>> Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành kinh tế công nghiệp học những môn gì?
8. Lời kết
Hy vọng sau những thông tin vừa rồi, bạn sẽ có thêm hiểu biết về việc học ngành gì để làm kiểm toán cũng như các khía cạnh liên quan. Chương trình đào tạo từ xa trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên sẽ là gợi ý tốt nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực kiểm toán.
Nguồn: tckt.edu.vn, lhu.edu.vn, thuvienphapluat.vn