Kỹ sư xây dựng là gì? Nghề này có HOT không?
10:27 12/09/2023Thời đại hiện nay, ngành xây dựng đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và kỹ sư xây dựng đóng một vai trò quan trọng. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi “Kỹ sư xây dựng là gì? và nó đóng vai trò như thế nào đối với ngành xây dựng. Bài viết này TNUT E-learning sẽ giải đáp giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề lần này.
Mục lục bài viết
1. Kỹ sư xây dựng là gì?
Vào ngày hội tuyển dụng tại TP HCM, chủ tịch tổng hội xây dựng Việt Nam, ngành Xây dựng cần 400.000 – 500.000 công nhân. Dự kiến số lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng năm 2030 sẽ tăng mạnh và có thể đạt khoảng 12-13 triệu người. Tỷ lệ nhân lực trong ngành xây dựng được đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 65%. Điều này cho thấy sự tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường xây dựng nói riêng và lĩnh vực khác nói chung.
Vậy kỹ sư xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng là những con người có nhiệm vụ tư vấn, thiết kế, giám sát và quản lý các dự án xây dựng. Chức năng của họ là đảm bảo rằng quá trình xây dựng diễn ra theo kế hoạch, đúng tiến độ và đạt chất lượng tốt nhất. Đa phần các kỹ sư xây dựng có học về xây dựng hoặc chuyên ngành liên quan trong lĩnh vực xây dựng.
Vậy học từ xa khối ngành kỹ thuật thì sẽ như thế nào? Bạn hãy dạo qua bài viết: Xu hướng đào tạo trực tuyến khối ngành kỹ thuật hiện nay của TNUT E-learning để biết chi tiết hơn nữa nhé!
2. Cơ hội trong ngành của kỹ sư xây dựng
Mỗi năm, nước ta chi khoảng 30-40% GDP cho việc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển các khu công nghiệp, đô thị hoá và các công trình khác. Do đó, ngành xây dựng phát triển nhanh và đòi hỏi sự tham gia lực lượng lớn nguồn nhân lực. Vậy cơ hội đối với một kỹ sư xây dựng là gì? Cùng tìm hiểu dưới đây:
2.1 Đa dạng vị trí việc làm
Với tình hình phát triển và đô thị hoá nước ta, nếu bạn là một kỹ sư xây dựng sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tuỳ thuộc vào mục tiêu của bạn. Dưới đây là một số vị trí công việc có thể tham khảo:
- Kỹ sư Xây dựng: Là người đảm nhiệm việc thiết kế kết cấu công trình xây dựng, tính toán, và vẽ tất cả các chi tiết từ những phần đơn giản đến phức tạp. Kỹ sư xây dựng biến các thiết kế thành hiện thực và đảm bảo rằng công trình xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.
- Thiết kế Xây dựng: Trong vai trò này, bạn sẽ tham gia vào quá trình thiết kế cấu trúc và các yếu tố xây dựng của công trình. Nhiệm vụ bao gồm tạo ra các bản vẽ kỹ thuật và đảm bảo rằng các thiết kế đáp ứng các yêu cầu.
- Kỹ sư Giám sát Thi công: Kỹ sư giám sát thi công có nhiệm vụ theo dõi quá trình thi công trên công trường, đảm bảo rằng công việc được thực hiện đúng theo theo các yêu cầu và kế hoạch đề ra.
- Nhân Viên Xây Dựng: Nhân viên xây dựng thực hiện các công việc cụ thể trên công trường, bao gồm công tác xây dựng, lắp đặt, và sửa chữa.
- Quản Lý Kế Hoạch Dự Án: Quản lý kế hoạch dự án là người đảm nhiệm lập kế hoạch, theo dõi tiến độ và quản lý tài nguyên trong quá trình xây dựng.
- Nhân viên Tư Vấn Xây Dựng: Các chuyên viên tư vấn xây dựng thường làm việc trong lĩnh vực tư vấn xây dựng và quản lý dự án, cung cấp lời khuyên về thiết kế và quản lý dự án.
- Chuyên Viên Kiểm Toán Xây Dựng: Các chuyên viên kiểm toán xây dựng kiểm tra các quy trình xây dựng để đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Giám Sát Viên: Giám sát viên thường làm việc để đảm bảo rằng công trình xây dựng tuân thủ các quy định an toàn và môi trường.
2.2 Nhu cầu tuyển dụng cao
Ngày nay, sự phát triển vượt bậc nền kinh tế xã hội cùng với sự hội nhập quốc tế và chất lượng cuộc sống càng cao, kéo theo nhu cầu cũng tăng lên mở ra cơ hội cho nhiều ngành nghề đặc biệt ngành xây dựng. Các công trình xây dựng bắt đầu xây dựng nên ở những thành phố và nông thôn. Nhiều công ty, tập đoàn xây dựng ra đời và đẩy mạnh trên thị trường cả nước, thậm chí mở rộng ra nước ngoài dẫn đến nhu cầu tuyển dụng cao. Điều này chứng tỏ sức hút của ngành này vô cùng lớn được thể hiện ở việc các trường đại học, cao đẳng ngày càng chú trọng và đầu tư về chất lượng nguồn nhân lực.
Xem thêm: Đại học trực tuyến có giúp linh động thời gian học như lời đồn?
3. Những thách thức với người kỹ sư xây dựng
Thường xuyên đi công tác:
Trong ngành xây dựng, để đảm bảo sự hiệu quả của dự án, kỹ sư xây dựng thường phải công tác tại các công trường xây dựng, và điều này có thể đòi hỏi họ phải xa nhà và người thân trong thời gian dài. Một số dự án có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, khiến cho cuộc sống gia đình trở nên khó khăn.
Môi trường khắc nghiệt và nguy hiểm:
Công trường xây dựng thường là những môi trường đầy bụi bặm, tiếng ồn lớn, và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn. Kỹ sư xây dựng phải làm việc trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như nắng, mưa, lạnh, và rét buốt. Họ cũng phải đối mặt với các nguy cơ liên quan đến máy móc và vật liệu xây dựng. Môi trường làm việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Áp lực công việc lớn:
Việc hoàn thành dự án đúng tiến độ là rất quan trọng. Họ phải đảm bảo rằng dự án tiến triển đúng kế hoạch và không vượt quá ngân sách.
Đối mặt khó khăn – áp lực:
Kỹ sư xây dựng cần có khả năng đối mặt với khó khăn và áp lực trong quá trình làm việc. Họ phải tự tin trong việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khả năng quản lý áp lực và giữ được tinh thần lạc quan trong các tình huống khó khăn là điểm mạnh quan trọng của họ.
Tóm lại, kỹ sư xây dựng mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng tăng thu nhập, nhưng cũng đòi hỏi sự đối mặt với nhiều khó khăn và yêu cầu sức khỏe và sự kiên nhẫn. Để thành công trong ngành này, bạn cần phải cân nhắc và chuẩn bị tâm thế đối mặt với những thách thức này.
Xem thêm: Nhà tuyển dụng có đánh giá cao tấm bằng đại học trực tuyến không?
4. Mức lương hấp dẫn của một kỹ sư xây dựng
Có thể nói, ngành Xây dựng là một trong những lĩnh vực có sự biến động lớn và lương hấp dẫn trong các ngành nghề. Mức lương của một kỹ sư xây dựng thường bắt đầu ở mức khá ổn định, dao động một tháng khoảng 6 đến 8 triệu. Đây là mức thu nhập tương đối ổn và đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt khi bạn trở thành kỹ sư xây dựng là khả năng tăng lương nhanh chóng theo thời gian và kinh nghiệm. Sau 1-2 năm làm việc, bạn có thể mức lương từ 9 đến 14 triệu/tháng.
Khi có từ 4-5 năm kinh nghiệm. mức lương có thể lên đến 15 đến 30 triệu. Đây là giai đoạn mà các kỹ sư tích đủ kinh nghiệm đảm nhận các vị trí quản lý và tham gia các dự án lớn hơn. Hơn nữa, nếu càng lên cao và đi sâu vào ngành này mức lương lên đến mỗi tháng là 40-50 triệu đồng.
Ngoài các yếu tố kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới mức lượng: quy mô và loại hình công ty. Cuối cùng, sự cố gắng và nỗ lực và khả năng phát triển chuyên môn sẽ giúp một kỹ sư xây dựng đạt được mức lương cao trong ngành.
5. Lời kết
Tóm lại, kỹ sư xây dựng là một nghề hot với nhiều cơ hội rộng mở. Mong rằng những thông tin mà TNUT đã đưa ra một phần trả lời được câu hỏi “Kỹ sư xây dựng là gì?”. Qua đó, giúp bạn lựa chọn một ngành nghề phù hợp với định hướng của bản thân.
Nguồn: www.topcv.vn; careerbuilder.vn; vn.joboko.com; vitanedu.com; timviec365.vn
Tìm hiểu chi tiết chương trình học tại: https://tnut.vn/ hoặc gọi ngay vào hotline: 0815674848 để được tư vấn miễn phí chi tiết ngay bạn nhé!