Liên thông đại học lên thạc sĩ và 6 điều bạn cần biết
13:27 15/05/2023Hình thức đào tạo liên thông đại học lên thạc sĩ được rất nhiều ứng viên quan tâm tìm hiểu. Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân sinh viên có thể lựa chọn học tiếp lên bậc Thạc sĩ. Học Thạc sĩ mang đến rất nhiều lợi ích về kiến thức chuyên sâu và công việc sau này với mức lương hậu hĩnh. Vậy điều kiện học thạc sĩ là gì, học trong bao lâu, học thạc sĩ mang đến những lợi ích nổi bật nào? Cùng TNUT tìm hiểu các thông tin cụ thể về hình thức liên thông đại học lên thạc sĩ qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thống kê số lượng người học Thạc sĩ trong những năm qua
Theo báo Tuổi trẻ, giai đoạn năm học 2016-2017, tổng số thạc sĩ tốt nghiệp là 34.996 thạc sĩ. Đến năm học 2017-2018, số người tốt nghiệp thạc sĩ tăng lên từ 34.996 lên 36.476 thạc sĩ. Số liệu này không tính các trường khối quốc phòng, an ninh, quốc tế.
Số lượng tuyển mới thạc sĩ cũng tăng liên tục và nhanh trong những năm gần đây. Trong năm học 2021 – 2022, chỉ tiêu tuyển thạc sĩ ở khoảng 56.000-59.500 mỗi năm. Số lượng tuyển được đạt 70-72% tổng chỉ tiêu.
2. Lợi ích của việc liên thông đại học lên thạc sĩ
Mỗi hình thức đào tạo đều có những lợi ích riêng khi người học quyết định lựa chọn. Cùng điểm qua 3 lợi ích nhận được từ việc liên thông đại học lên thạc sĩ:
- Nâng cao kiến thức: Đào tạo thạc sĩ tập trung vào việc nghiên cứu, thực hành và cung cấp cho học viên những công cụ cần thiết để đánh giá, phân tích, lập luận và đưa ra những quyết định tốt nhất. Đây cũng là cơ hội để học viên gặp gỡ các chuyên gia, lãnh đạo trong ngành. Từ đó giúp mở rộng mạng lưới xã hội và cải thiện khả năng giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Tăng tỉ lệ tìm kiếm được việc làm: Sở hữu bằng Thạc sĩ đồng nghĩa với việc bạn có nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu hơn. Điều này giúp ích rất nhiều cho công việc. Nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao khi bạn sở hữu bằng Thạc sĩ, thậm chí bạn còn có cơ hội được mời về làm việc tại các Doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
- Rút ngắn thời gian đào tạo: Việc liên thông từ đại học lên Thạc sĩ hỗ trợ được rất nhiều bạn sinh viên giai đoạn năm 3, năm 4 có học lực từ khá trở lên đăng ký liên thông. Như vậy tạo điều kiện cho sinh viên rút ngắn khá nhiều thời gian đào tạo tại các ngành học.
>> Xem thêm: Có nên học liên thông hay không? Học liên thông có lợi ích gì?
3. Điều kiện liên thông đại học lên Thạc sĩ
Theo điều 5 về Quy chế tuyển sinh & đào tạo đối với trình độ Thạc sĩ ban hành kèm tại Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT, người dự tuyển Thạc sĩ phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Đã tốt nghiệp hoặc phải đủ điều kiện và công nhận tốt nghiệp đại học (hay trình độ tốt nghiệp tương đương trở lên) với ngành học phù hợp. Đối với chương trình có định hướng nghiên cứu và đặt ra yêu cầu hạng tốt nghiệp từ loại khá trở lên hoặc có công bố liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.
- Có năng lực về ngoại ngữ đạt từ Bậc 3 trở lên theo đúng quy định tại Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc được dùng cho Việt Nam.
- Đáp ứng các yêu cầu khác tại chuẩn của chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
4. Thạc sĩ học trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 3 tại Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ (Ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT). Thời gian đào tạo trình độ Thạc sĩ dao động từ 1 – 2 năm học.
Cụ thể được chia như sau:
- Tối thiểu thời gian là 1 năm với những ngành, chuyên ngành có thời gian đào tạo 5 năm tại đại học và có số tín chỉ từ 150 tín chỉ trở lên.
- Từ khoảng 1,5 – 2 năm đối với những chuyên ngành không nằm trong những trường hợp trên.
Thời gian học Thạc sĩ được quy định sao cho phù hợp từng chuyên ngành được thủ trưởng đào tạo quy định. Tuy nhiên, thời gian đào tạo thường không được dài quá 2 năm.
>> Xem thêm: Những thông tin quan trọng của liên thông đại học
5. Các loại bằng khi liên thông đại học lên thạc sĩ
Hiện nay, bằng Thạc sĩ được chia thành ba loại: Bằng Thạc sĩ học thuật, Thạc sĩ nghiên cứu tại nước ngoài và Thạc sĩ nghiên cứu. Cùng tìm hiểu từng nhóm cụ thể qua thông tin sau.
5.1. Bằng Thạc sĩ học thuật
Bằng Thạc sĩ học thuật là bằng được cấp cho những người đã hoàn thành xong chương trình học thuật Thạc sĩ và đạt được một số yêu cầu đặt ra trong lĩnh vực nghiên cứu của họ.
Trong đó có 2 phân loại bằng thạc sĩ học thuật theo lĩnh vực:
- Thạc sĩ khoa học & xã hội (Master of Art – MA).
- Thạc sĩ khoa học & tự nhiên (Master of Science – MS,MSc).
5.2. Bằng Thạc sĩ nghiên cứu Tại nước ngoài
Bằng Thạc sĩ nghiên cứu thường được chia thành 3 nhóm: Master of Studies (MSt), Master of Research (MRes) và Master by Research (MPhil).
- Master of Studies (MSt): Chương trình học nhận được bằng MSt được giảng dạy tại một số các trường đại học danh tiếng như Oxford, Dublin, Cambridge, Canberra.
- Master of Research (MRes): Người học sẽ chính thức nhận được bằng MRes theo chương trình Master of Research.
- Master by Research (MPhil): Khoá học cho phép học viên nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể để hoàn thành một dự án lớn hơn. Đây có thể coi là tiền đề cho việc học lên tiến sĩ.
5.3. Bằng thạc sĩ chuyên môn
Bằng Thạc sĩ chuyên môn là bằng cấp mà người học có thể nhận được khi chọn học các chương trình giáo dục. Những người sở hữu tấm bằng Thạc sĩ chuyên môn thường sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tìm việc làm.
Dưới đây sẽ tổng hợp là một số chương trình đào tạo về Thạc sĩ chuyên môn:
- Khối Kinh tế: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Thạc sĩ Quản trị Công.
- Thạc sĩ Tổng hợp
- Khối Nghệ thuật: Thạc sĩ Nghệ thuật, Thạc sĩ âm nhạc.
- Thạc sĩ Giáo dục.
- Thạc sĩ Kỹ thuật.
- Thạc sĩ Kiến trúc.
6. Các yếu tố giúp cần lưu ý khi bạn chọn liên thông đại học lên thạc sĩ
Dưới đây sẽ là 4 yếu tố bạn cần lưu ý khi lựa chọn liên thông đại học lên thạc sĩ:
- Trường đào tạo uy tín: Bạn có thể đánh giá yếu tố này dựa vào: Thứ hạng của trường, học phí, mức ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tỷ lệ sinh viên tham gia học tập..
- Chuyên ngành học thích hợp: Chọn một chuyên ngành phù hợp nhất với vị trí công việc mà bạn yêu thích, mong muốn ứng tuyển trong tương lai. Bởi vì, nó giúp bạn có nhiều động lực để tìm tòi, học tập và làm việc hiệu quả.
- Thời gian đào tạo: Đánh giá thời gian đặt ra có phù hợp với điều kiện hiện tại của bản thân.
- Cơ hội nghề nghiệp: Cân nhắc kỹ về nhu cầu tuyển dụng, về cơ hội việc tại ngành đã chọn trong tương lai.
>> Xem thêm: Nên liên thông đại học trường nào? Có nên học liên thông đại học không?
7. Lời kết
Chương trình đào tạo liên thông Đại học – Thạc sĩ được triển khai nhằm cho phép sinh viên có học lực từ khá giỏi, có thêm điều kiện rút ngắn lại tổng thời gian học tập so với tổng thời gian đào tạo thực tế của trình độ đại học và trình độ thạc sĩ trong ngành tương ứng. Hy vọng với bài viết trên đây của TNUT giúp có những thông tin hữu ích về liên thông đại học lên thạc sĩ.
Nguồn: jobsgo.vn, tuoitre.vn, luatvietnam.vn, uit.edu.vn, vtv.vn