Review tất tần tật về lương ngành kỹ thuật xây dựng
08:49 13/04/2023Xây dựng là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đất nước. Nhận thấy điều đó, nhiều gia đình định hướng cho con em mình ngành học này ở bậc Đại học. Tuy nhiên, lương ngành kỹ thuật xây dựng là bao nhiêu, có ổn định không vẫn đang là thắc mắc của nhiều bạn trẻ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
1. Ngành kỹ thuật xây dựng là gì?
Trước khi tìm hiểu về lương ngành kỹ thuật xây dựng, hãy cùng điểm qua về tầm quan trọng của ngành này. Kỹ thuật xây dựng là chuyên ngành đào tạo các kỹ sư công trình có khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, giám sát dự án, dự toán kinh phí,… Những công trình đó không chỉ là nhà ở, mà còn là cầu đường, các công trình công cộng như: Bệnh viện, trường học,…
Ngành học này phản ánh tình hình phát triển của một đất nước. Hoạt động kỹ thuật xây dựng góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tạo nên những công trình có giá trị, thúc đẩy kinh tế, xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa như hiện nay, những thành quả của kỹ thuật xây dựng chính là cầu nối giúp Việt Nam tiệm cận hơn với sự phát triển của thế giới.
=>> Xem thêm: Ngành kỹ thuật xây dựng học những gì và những điều cần biết
2. Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật xây dựng
Xã hội càng hiện đại thì tầm quan trọng của ngành kỹ thuật xây dựng lại càng được nâng cao. Sự phát triển của kỹ thuật xây dựng sẽ thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế. Vậy nên những sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng có rất nhiều cơ hội việc làm, hãy cùng điểm qua một số việc làm cho cử nhân ngành này. Đó là:
- Kỹ sư thiết kế, thi công: Tham gia trực tiếp vào quá trình lên ý tưởng, khảo sát địa chất, triển khai thi công các công trình của Nhà nước, doanh nghiệp, công ty,…
- Kỹ sư giám sát: Chuyên gia thẩm định tính khả thi của công trình, theo dõi trực tiếp quá trình xây dựng và nghiệm thu các công trình.
- Chuyên viên tư vấn: Lập dự toán, thẩm định thiết kế tại các công ty chuyên tư vấn về xây dựng hay các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý xây dựng.
- Giảng viên: Học lên Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ và tham gia giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng tại các trường Đại học, Cao đẳng.
=>> Lộ trình học tập ngành kỹ thuật xây dựng tại Đại học kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên tại đây
3. Những yêu cầu của ngành kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng là ngành rất “đắt hàng”. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng theo đuổi ngành học này. Dưới đây là một số yêu cầu đối với ngành kỹ thuật xây dựng:
3.1 Có tư duy logic tốt
Làm việc trong ngành kỹ thuật xây dựng đòi hỏi các cử nhân phải có khả năng tính toán, tư duy logic tốt. Ngoài ra, để công việc diễn ra thuận lợi, sự tỉ mỉ, cẩn thận và nhanh nhạy cũng vô cùng quan trọng. Lý do là vì quá trình xây dựng thiết kế và thi công cần có độ chính xác cao, gần với thực tế. Vậy nên, ngành kỹ thuật xây dựng rất phù hợp với những bạn yêu thích và sở trường trong các môn tự nhiên.
3.2 Có sức khoẻ
Đặc thù của ngành kỹ thuật xây dựng là phải thường xuyên tham gia vào các buổi khảo sát thực tế hoặc làm việc trực tiếp tại các công xưởng, công trường. Dự án thi công không bị phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, môi trường mới có thể diễn ra đúng tiến độ. Vậy nên, để có thể thích ứng với điều kiện làm việc liên tục thay đổi, những người làm việc trong ngành này cần có sức khỏe tốt.
3.3 Có khả năng sáng tạo
Nếu bạn là người có khả năng sáng tạo và mong muốn được đưa những ý tưởng của mình vào thực tế, thì lựa chọn ngành kỹ thuật xây dựng là hoàn toàn phù hợp. Không chỉ các kiến thức chuyên môn đã được đào tạo bài bản, sự sáng tạo trong các công trình với yêu cầu kỹ thuật cao cũng vô cùng cần thiết.
4. Mức lương ngành kỹ thuật xây dựng
Lương ngành kỹ thuật xây dựng là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ các bạn sinh viên trước khi lựa chọn học ngành này. Theo khảo sát thực tế, tùy theo vị trí, năng lực và kinh nghiệm làm việc, mức lương sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:
- Đối với những bạn sinh viên mới ra trường, hoặc có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm: Mức lương dao động từ 4 – 7 triệu đồng/tháng.
- Đối với những người làm việc tại công trường, hoặc những địa điểm đặc thù, có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Mức lương nằm trong khoảng 10 – 16 triệu đồng/tháng.
- Đối với những người làm việc ở vị trí cao hơn, chủ yếu ở các vị trí giám sát và quản lý, chịu nhiều áp lực công việc hơn, có kinh nghiệm lâu năm: Mức lương ước tính trên 20 triệu đồng/tháng.
- Ngoài ra, nếu làm việc ở những công ty, doanh nghiệp nước ngoài, và có thêm khả năng ngoại ngữ: Mức lương có thể lên tới 40 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, trung bình mức lương ngành kỹ thuật xây dựng thấp hơn ngành kinh tế – tài chính. Tuy nhiên, đây là con số cao hơn khi so sánh với một số công việc văn phòng như: Dịch thuật, lễ tân, hành chính,…
=>> Chi tiết: Mức lương ngành kỹ thuật xây dựng
5. Lựa chọn trường đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng
Ở Việt Nam hiện nay, số lượng trường Đại học đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng rất nhiều, trải dài từ Bắc vào Nam. Các bạn sinh viên nên tham khảo và lựa chọn trường sao cho phù hợp với kinh tế và khả năng của bản thân.
Một gợi ý tuyệt vời cho những bạn sinh viên có mục tiêu ngành kỹ thuật xây dựng chính là hệ đào tạo từ xa trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên. Đây được đánh giá là một trong những trường có kinh nghiệm và thâm niên ở lĩnh vực kỹ thuật xây dựng. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng đào tạo của trường.
Hơn nữa, với chương trình đào tạo từ xa, các bạn không chỉ được tiếp xúc với chương trình học đạt chuẩn quốc gia mà còn có cơ hội tham gia những hoạt động thực hành để nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức. Lựa chọn học theo hình thức đào tạo từ xa sẽ giúp bạn giải quyết mọi lo lắng về thời gian, khoảng cách địa lý,…
Hy vọng những thông tin mà TNUT.vn cung cấp ở trên sẽ giúp bạn và gia đình không còn băn khoăn về ngành kỹ thuật xây dựng nói chung và lương ngành kỹ thuật xây dựng nói riêng. Từ đó, các bạn sinh viên có thể tự tin hơn khi lựa chọn ngành học cho mình.
Nguồn tham khảo: glints.com ; tuyensinhso.vn ; hotcourses.vn