Giới thiệu tổng quan ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng năm 2024
14:48 29/05/2023
Hiện nay, xu thế về nền kinh tế hội nhập thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước phải gắn liền với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng luôn là một ngành học đáp ứng được mục tiêu hội nhập nên thu hút nhiều ứng viên. Tuy nhiên, có nhiều người còn băn khoăn chưa hiểu cụ thể về ngành học này. Vì thế, bài viết này của TNUT sẽ giải quyết những băn khoăn công nghệ kỹ thuật xây dựng năm 2024”.
Mục lục bài viết
1. Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng được hiểu là gì ?
Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công, quản lý giám sát công trình và nghiệm thu các công trình. Những công trình xây dựng có thể là công trình dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp nhằm phục vụ đời sống của con người. Một số công trình công nghiệp như nhà xưởng, đường cao tốc, sân bay, đường sắt, nhà ở, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, cầu đường, cảng biển, đường hầm, công trình trên biển,…
Sinh viên học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng sẽ được trang bị các kiến thức về vật lý kỹ thuật, toán ứng dụng, các phần mềm liên quan đến thiết kế chuyên sâu và kiến thức về lĩnh vực xây dựng công nghiệp, công trình dân dụng. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị khả năng kiểm tra vật liệu, an toàn lao động, chất lượng công trình, nắm vững các quy định pháp luật trong xây dựng và giải pháp bảo vệ môi trường.
2. Cơ hội việc làm ngành xây dựng trong tương lai
Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có từ 30 – 40% GDP đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô thị hóa, các công trình văn hóa, khu công nghiệp, giáo dục, dịch vụ… Hoạt động xây dựng ngày càng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực lao động trong ngành rất lớn.
Theo báo cáo đánh giá chất lượng nhân lực ngành Xây dựng của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nhu cầu nhân lực trong ngành sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động trên mỗi năm. Với tốc độ xã hội phát triển như vậy, dự đoán đến năm 2030, số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng có thể đạt tới con số khoảng 12 – 13 triệu người.
Không chỉ gia tăng về mặt số lượng, về mặt chất lượng ngành Xây dựng đặt mục tiêu nâng cao hơn đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, tỷ lệ lao động ngành Xây dựng đã qua đào tạo ở Việt Nam đạt khoảng 65%. Mục tiêu đến năm 2030, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên mức 75%. Nhu cầu nhân lực càng cao thì học viên theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng càng có cơ hội việc làm rộng mở hơn trong tương lai.
>> Xem thêm: Kỹ thuật xây dựng thi khối nào? Học trường nào tốt?
3. Học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ra trường làm những công việc gì?
Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng có thể chia công việc thành ba vị trí sau:
- Nhóm công việc làm ngoài công trường: Những công việc liên quan đến triển khai dự án, thi công dự án bao gồm phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định dự án, nghiệm thu công trình xây dựng tại các doanh nghiệp, công ty xây dựng.
- Nhóm công việc làm trong công xưởng: Đây là những vị trí như kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng.
- Nhóm công việc làm trong văn phòng: Học viên sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển làm chuyên viên tư vấn, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán, thẩm tra thiết kế tại các công ty. Ngoài ra, còn có thể giảng dạy, đào tạo chuyên ngành xây dựng và nghiên cứu tại các trường đại học hoặc cơ quan nghiên cứu.
>> Xem thêm: Tổng quan về ngành Kỹ thuật xây dựng ra làm gì?
4. Các tố chất cần có khi chọn học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng
Để học tốt ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng, học viên cần có các tố chất gồm:
- Sự quan tâm và có niềm đam mê với lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật xây dựng
- Khả năng phân tích tổng quan để có thể giải quyết vấn đề
- Kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo
- Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm, thiết bị kỹ thuật và công liên quan đến ngành xây dựng
- Tinh thần nhiệt huyết với nghề và khả năng chịu được áp lực cao
5. Chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng học những gì?
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng cung cấp cho ứng viên nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong ngành về:
- Tư vấn công trình đầu tư, xây dựng: Tiến hành khảo sát, thiết kế và lên kế hoạch lập dự án đầu tư; lập đề cương khảo sát, thiết kế và lập hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu đã đề ra và giám sát công trình thi công.
- Quản lý công trình đầu tư, xây dựng dự án đề ra: Lập thủ tục xây dựng cơ bản, phân tích hồ sơ dự thầu để đưa ra đánh giá, giám sát đầu tư để nghiệm thu.
- Các yếu tố tự nhiên: Học về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu cũng như cách thích ứng với biến đổi khí hậu trong việc xây dựng công trình.
- Xử lý số liệu: Học cách đo đạc, thí nghiệm và xử lý được số liệu trong dự án để tiến hành thí nghiệm về vật liệu xây dựng, công tác trắc địa, cơ học địa kỹ thuật.
Ngoài kiến thức lý thuyết, học viên đồng thời được thực hành tại các phòng thí nghiệm hiện đại, vật liệu tiên tiến để tăng cường sự nhạy bén trong vận hành, linh hoạt, xử lý tình huống trong thực tiễn.
>> Xem thêm: Giải đáp: Các môn học ngành kỹ thuật xây dựng là gì?
6. Mức lương làm việc trong ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng hiện nay
Thông thường, mức lương trong ngành sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của từng nhân viên. Dưới đây là mức lương tương ứng với kinh nghiệm làm việc.
6.1. Kinh nghiệm làm việc ít
Với những bạn mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc thì mức lương sẽ dao động từ 5 triệu/tháng đến 7 triệu/tháng.
Nếu ứng viên chọn môi trường làm việc tại các công trình hoặc nhà xưởng với tính chất công việc áp lực hơn hay phải làm việc ngoài trời thì mức lương dao động khoảng 6 triệu/tháng đến 8 triệu/tháng.
>> Xem thêm: Từ A – Z thông tin chi tiết công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì?
6.2. Kinh nghiệm làm việc trong ngành từ 3 đến 5 năm
- Vị trí giám sát công trình: mức lương dao động từ 8 – 12 triệu/tháng
- Quản lý công trình lớn: mức lương dao động trên 13 triệu/tháng
- Quản lý công nhân trong công trình: mức lương dao động từ 7 – 10 triệu/tháng
6.3. Kinh nghiệm làm việc trong ngành từ 5 năm trở lên
Đối với những người có kinh nghiệm làm việc từ 5 trở lên có thể đảm nhận các vị trí quan trọng trong dự án, công ty như trưởng công trình. Với các vị trí này, mức lương có thể tới 45 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.
>> Xem thêm: Tìm đáp án cho câu hỏi học kỹ thuật xây dựng dân dụng ra làm gì?
7. Top các trường đào tạo tốt ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng tại Việt Nam
Để có thể tích lũy đầy đủ kiến thức và kỹ năng để vận dụng vào quá trình làm việc, người học phải lựa chọn một trường đào tạo đảm bảo chất lượng. Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại nước ta. Vì thế yêu cầu đặt ra là các cơ sở giảng dạy phải có một chương trình đào tạo hiện đại và rõ ràng. Dưới đây, TNUT đã tổng hợp top các trường đào tạo tốt ngành học này ở 3 khu vực tại Việt Nam:
7.1. Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa TP.HCM
- Đại học Kiến trúc TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Xây dựng Miền Tây
7.2. Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng
- Đại học Xây dựng Miền Trung
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Duy Tân
>> Xem thêm: Ngành kỹ thuật xây dựng nên học trường nào? Top 3+ trường nên học tại Việt Nam
7.3. Khu vực miền Bắc
- Đại học Xây dựng
- Đại học Công nghệ Đông Á
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Mỏ – Địa chất
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
Nếu bạn đang tìm một ngôi trường đào tạo tốt khối ngành Kỹ thuật xây dựng thì Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên (TNUT) là một đề xuất phù hợp. Hiện tại, nhà trường đang giảng dạy hệ đại học từ xa chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng. Đây là ngôi trường được nhiều học viên tin tưởng lựa chọn theo học hệ đại học từ xa với chương trình đào tạo uy tín, đảm bảo theo quy chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Hơn nữa, hình thức học đại học từ xa cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho học viên. Có thể nói đến như tốt nghiệp cử nhân với tấm bằng đại học tương đương hệ chính quy với giá trị sử dụng suốt đời. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian cho học viên. Tham khảo lựa chọn ngành Kỹ thuật xây dựng của TNUT nhé!
8. Kết luận
Ngành xây dựng đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển xã hội. Do đó, cơ hội làm việc trong ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng hiện nay rất nhiều. Nếu bạn có niềm đam mê với công việc ngành này và muốn trở thành một nhà kỹ sư xây dựng thì hãy đăng ký học đại học từ xa ngành Kỹ thuật xây dựng của TNUT nhé!
Nguồn: baoxaydung.com.vn, nganhxaydung.edu.vn, uet.vnu.edu.vn