Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?
11:34 16/06/2023Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, ngành này ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của xã hội. Học ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng ra làm gì? Hãy cùng TNUT đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu ngành học công nghệ kỹ thuật xây dựng

Trước khi tìm hiểu ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng ra làm gì, hãy cùng tìm hiểu rõ khái niệm công nghệ kỹ thuật xây dựng nhé!
Công nghệ kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng. Ngành này tập trung vào việc áp dụng các kiến thức kỹ thuật và công nghệ để xây dựng các công trình như nhà ở, cầu đường, công trình hạ tầng giao thông, hệ thống cấp nước và điện, công trình công nghiệp,…
Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng ra làm gì? Các bạn sinh viên học ngành này ra sẽ làm những việc bao gồm nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, và quản lý các công trình xây dựng. Các chuyên gia trong ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng phải có kiến thức về kỹ thuật xây dựng, quy trình xây dựng, vật liệu xây dựng, cơ điện, quản lý dự án, và các quy định pháp lý liên quan đến xây dựng.
>> Xem thêm: Từ A – Z thông tin chi tiết công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì?
2. Sự phát triển của ngành xây dựng thế nào?

Sự phát triển, nhu cầu tuyển dụng ảnh hưởng phần nào đến công việc của ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng ra làm gì. Sự phát triển của ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng đã được thúc đẩy bởi sự tiến bộ công nghệ, quy trình xây dựng hiện đại. Các bạn học ngành này sẽ có xu hướng quan tâm đến xây dựng bền vững, quản lý dự án chuyên nghiệp, quy định pháp lý nghiêm ngặt và tăng nhu cầu xây dựng. Sự phát triển này tạo ra nhiều cơ hội và thúc đẩy sự tiến bộ trong ngành xây dựng.
Ngành xây dựng Việt Nam là ngành có thành tích tốt nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), giá trị tăng thêm của ngành xây dựng quý III tăng 5,7% (so với cùng kỳ). Tốc độ tăng trưởng lũy quý III/2020 là 5%.
Ngoài ra, những nỗ lực của chính phủ nhằm thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở giá rẻ trong nước dự kiến sẽ tăng. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thường dẫn đến mức thu nhập cao hơn. Từ đó làm tăng nhu cầu về bất động sản nhà ở cao cấp, đặc biệt là ở các khu vực đô thị đông dân cư như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trường xây dựng Việt Nam đạt giá trị 57,52 tỷ USD vào năm 2020. Dự kiến đến năm 2026 sẽ đạt 94,93 tỷ USD. Điều này cho thấy được cơ hội việc làm rộng mở của sinh viên xây dựng sau khi ra trường.
>> Xem thêm: Giới thiệu tổng quan ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng năm 2023
3. Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng ra làm gì?

Sau 4 năm đào tạo ở bậc Đại học, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học viên có thể tìm được việc làm tại các công ty, doanh nghiệp, khu công nghiệp và nhiều nơi khác. Nếu bạn thắc mắc học viên ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng ra làm gì thì có thể tham khảo ngay dưới đây.
3.1. Làm ngoài công trình
Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng ra làm gì? Bạn sẽ tham gia vào việc thi công và xây dựng công trình, triển khai công tác quản lý, kiểm tra và giám sát công trình thực hiện đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thêm vào đó, bạn cũng có thể sẽ tham gia vào quá trình tư vấn khách hàng về thiết kế công trình, đưa ra các giải pháp kỹ thuật, và thực hiện việc lập bản vẽ kỹ thuật và thiết kế chi tiết.
Một vai trò khác khi làm ngoài công trình là quản lý dự án. Bạn sẽ đảm nhận vai trò quản lý dự án xây dựng, lập kế hoạch, điều phối các hoạt động thi công, quản lý nguồn lực và tiến độ và đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng. Đồng thời, bạn sẽ kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình, tuân thủ các quy định kỹ thuật và an toàn, giám sát quá trình thi công.
>> Xem thêm: Kỹ thuật xây dựng thi khối nào? Học trường nào tốt?
3.2. Làm trong văn phòng
Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng ra làm gì? Công việc chỉ có thể làm ngoài công trường? Đó là thắc mắc của nhiều người học. Thực tế là ngoài làm việc ở công trường, học viên cũng có thể làm các công việc trong văn phòng.
Công việc này bao gồm lập kế hoạch dự án, quản lý nguồn lực, theo dõi tiến độ, tài chính và các vấn đề khác liên quan đến dự án xây dựng. Bạn sẽ tham gia vào các cuộc họp, làm việc với các bên liên quan và đảm bảo rằng dự án diễn ra theo đúng kế hoạch.
Khi làm trong văn phòng, bạn có thể tham gia vào quá trình thiết kế và vẽ kỹ thuật. Bạn sẽ sử dụng phần mềm thiết kế để tạo ra các bản vẽ chi tiết của các công trình xây dựng, bao gồm bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ xây dựng.
3.3. Làm trong công xưởng
Trong công xưởng, bạn có thể làm việc trong việc lắp đặt và sản xuất các hệ thống xây dựng, như hệ thống điện, hệ thống nước và hệ thống cơ điện. Bạn sẽ tham gia vào quá trình lắp ráp, kiểm tra và đảm bảo chất lượng các thành phần và thiết bị trong hệ thống.
Sau khi ra trường bạn có thể đảm nhận vai trò bảo trì và sửa chữa các thiết bị, máy móc và công cụ sử dụng trong quá trình xây dựng khi làm việc trong công xưởng. Bạn sẽ kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn hết mức.
>> Xem thêm: Giải đáp: Các môn học ngành kỹ thuật xây dựng là gì?
4. Những tố chất cần có để làm việc trong ngành xây dựng

Để làm tốt trong lĩnh vực xây dựng thì bạn cần phải có những tố chất sau:
- Hiểu biết về các quy trình xây dựng, vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng và quản lý dự án là cần thiết. Kiến thức này có thể được học chuyên ngành ở các trường đại học hoặc trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực xây dựng.
- Kỹ năng thực hiện các công việc kỹ thuật như đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật, sử dụng công cụ và thiết bị xây dựng, kiểm tra chất lượng công trình và giám sát quy trình xây dựng.
- Có khả năng lập kế hoạch, quản lý nguồn lực, điều phối công việc và đảm bảo tuân thủ tiến độ dự án. Kỹ năng này giúp đảm bảo sự hoàn thành dự án một cách hiệu quả và thành công.
- Khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong nhóm là quan trọng. Điều này bao gồm khả năng lắng nghe, thảo luận, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả.
- Ngành xây dựng đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với áp lực từ tiến độ dự án, các rủi ro và thay đổi không mong muốn. Có khả năng quản lý và giải quyết vấn đề trong môi trường làm việc khó khăn là quan trọng.
- Ngành xây dựng liên tục phát triển và cần có sự cầu tiến và tìm kiếm kiến thức mới. Sẵn lòng học hỏi, nâng cao kỹ năng và theo kịp xu hướng công nghệ mới là những yếu tố quan trọng.
- Có ý thức cao về an toàn lao động và tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình xây dựng. Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho bản thân và các thành viên khác trong dự án.
>> Xem thêm: Lương kỹ thuật xây dựng công trình giao thông bao nhiêu?
5. Theo học ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng tại đâu?
Nếu bạn yêu thích và muốn theo học ngành kỹ thuật xây dựng thì có thể tham khảo qua chương trình đào tạo đại học từ xa của Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên. Chương trình đào tạo này sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức chuyên sâu về ngành học này. Đồng thời sẽ đào tạo những kỹ năng thực hành để học viên sớm làm quen với công việc sau này.
Vì đặc thù ngành học nên đối với các môn lý thuyết, học viên sẽ tham gia học tập từ xa. Đối với các môn thực hành, học viên sẽ được thực hành thực tế để có thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Ngoài ngành kỹ thuật xây dựng thì chương trình đào tạo từ xa của trường còn 2 ngành học khác là:
6. Lời kết
Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng mang đến rất nhiều các cơ hội nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn cho học viên sau khi hoàn thành chương trình học. Nếu bạn còn thắc mắc về ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng ra làm gì, hãy để lại lời nhắn ở phía dưới cho TNUT, chúng mình sẽ hồi đáp bạn nhé!
Nguồn: kinhtedothi.vn, moc.gov.vn, allplan.asia, congthuong.vn