Tổng quan ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: học gì và làm gì khi ra trường?
14:07 29/04/2025Trong thị trường việc làm ngày nay, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn. Với vai trò không thể thay thế trong sản xuất công nghiệp, nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành này luôn rất lớn. Cùng tìm hiểu về chương trình đào tạo ngành này cùng những công việc lý tưởng khi ra trường qua bài viết sau!
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và vai trò trong nền công nghiệp hiện đại

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một ngành học kết hợp giữa các lĩnh vực điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin,…Mục tiêu của ngành là thiết kế, lắp đặt và vận hành những hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động. Thay vì tự tay thực hiện các công việc, con người sẽ đảm nhận việc điều khiển hệ thống này thông qua các cảm biến và chương trình điều khiển.
Mục tiêu của điều khiển tự động hoá là mang lại quy trình sản xuất có hiệu suất và chất lượng cao. Máy móc có thể thực hiện các công việc một cách chính xác với tốc độ rất nhanh. Điều đó giúp doanh nghiệp tăng sản lượng và mang lại sản phẩm đồng đều, ít gặp lỗi.
2. Nội dung chương trình đào tạo kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Từ cơ bản đến chuyên sâu, chương trình đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một hệ thống khoa học để học viên có thể làm việc trong lĩnh vực đặc thù này trong tương lai:
2.1.Các môn học thuộc nhóm kiến thức chung
Như mọi ngành học khác, sinh viên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa đều phải được trang bị khối kiến thức chung. Những nội dung này sẽ bao gồm ngoại ngữ, lý luận chính trị, giáo dục quốc phòng an ninh và thể chất. Sinh viên cũng được học những môn nhập môn về kỹ sư cho nhóm kiến thức này.
2..2. Nền tảng các môn khoa học đại cương

Là một ngành kỹ thuật, kiến thức về các môn khoa học đại cương là nội dung không thể thiếu. Sinh viên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa thường sẽ học các môn đại cương liên quan đến vật lý, toán học và công nghệ thông tin. Một số môn tiêu biểu gồm vật lý đại cương, toán cao cấp, kiến thức cơ bản về lập trình,…
2.3. Kiến thức chung của khối ngành điện – điện tử
Những kiến thức chung của khối ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ bao gồm các phương pháp tính toán trong kỹ thuật, giải tích mạch, điện tử,…Sinh viên cũng sẽ được trang bị kiến thức về linh kiện điện tử, an toàn điện, phần mềm phân tích và mô phỏng. Một số môn thực hành đáng quan tâm trong khối kiến thức này bao gồm thí nghiệm mạch điện, kỹ thuật đo và phần mềm mô phỏng.
2.4. Kiến thức chung của khối ngành điều khiển tự động hoá

Khi học chuyên sâu hơn về ngành, sinh viên sẽ được giảng dạy các kiến thức sâu hơn về máy điện, PLC, vi điều khiển, xử lý tín hiệu,…Vẽ kỹ thuật, sử dụng CAD, các công cụ tính toán và chương trình điều khiển trên máy tính cũng là kiến thức cần trang bị. Song song với học lý thuyết, các trường sẽ tổ chức các môn thực hành tương ứng với các nội dung này cho sinh viên.
2.5. Khối kiến thức chuyên ngành theo định hướng chuyên sâu

Đối với khối kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ cần học các môn học sau:
- Các môn học chuyên ngành như điều khiển quá trình, lý thuyết điều khiển tự động, mạng truyền thông công nghiệp, điều khiển quá trình, cảm biến trong tự động hoá, các thành phần chấp hành trong hệ thống, vi điều khiển, SCADA,…
- Các môn học thực hành về điều khiển quá trình, mạng truyền thông công nghiệp, đo lường cảm biến, kỹ thuật lập trình PLC,…và đồ án thiết kế.
- Một số môn học tự chọn khác như năng lượng tái tạo, kỹ thuật robot, cung cấp điện, điều khiển thông minh,…
3. Những tố chất phù hợp để theo đuổi lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Để biết được bản thân có những tố chất phù hợp để theo đuổi và phát triển trong ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, bạn có thể tham khảo những những đặc điểm sau:
- Có niềm đam mê với khoa học kỹ thuật, đặc biệt là điều khiển tự động hoá: Chương trình đào tạo với khối kiến thức kỹ thuật nặng nề đòi hỏi đam mê để theo đuổi.
- Có tính cách cẩn thận, nhẫn nại và kiên trì: Mỗi chi tiết, yếu tố, thiết bị trong hệ thống điều khiển và tự động hoá đều cần được tính toán, thiết kế và lắp đặt tỉ mỉ.
- Có tư duy logic và tư duy hệ thống tốt: Đảm bảo bạn có thể đảm nhận được công việc thiết kế những hệ thống phức tạp. Đồng thời, bạn phải có khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề xảy ra trong toàn bộ hệ thống tự động hoá.
Lời kết
Với thu hướng phát triển của thời đại, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ vẫn là lĩnh vực được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư. Từ đó, ngành mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các kỹ sư tương lai. Tìm hiểu về nội dung đào tạo cũng như những công việc trong ngành sẽ giúp các bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.
Nguồn tham khảo: giaoduc.net.vn, topcv.vn, hotcourses.vn