Ngành kỹ thuật xây dựng – Ngành học có cơ hội nghề nghiệp rộng mở
09:28 13/06/2023Việc lựa chọn ngành nghề luôn là thách thức đối với học sinh cuối cấp cũng như các bậc phụ huynh. Nằm trong nhóm những nghề nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai, ngành Kỹ thuật Xây dựng đang được quan tâm rất nhiều. Sau khi học xong chương trình đào tạo, sinh viên sẽ có cơ hội việc làm lớn. TNUT E-Learning sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề này qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Thế nào là ngành Kỹ thuật Xây dựng?
Ngành Kỹ thuật Xây dựng có tên tiếng Anh là Faculty of Civil Engineering. Đây là ngành chuyên thực hiện thiết kế, thi công, bảo trì các công trình từ dân dụng tới công nghiệp. Bên cạnh đó, cử nhân kỹ thuật xây dựng còn có thể tham gia vào làm các công trình cho doanh nghiệp cá nhân.
Ngay từ khái niệm sơ bộ, ta cũng có thể thấy rằng ngành học này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động mang tính xây dựng cuộc sống con người, xã hội. Sinh viên theo học tại lĩnh vực này sẽ được giảng dạy về các kiến thức liên quan tới thiết kế, tính toán, phân tích, thi công, tổ chức thi công, giám sát công trình,…
>> Xem thêm: Kỹ thuật xây dựng thi khối nào? Học trường nào tốt?
2. Cử nhân ngành kỹ thuật xây dựng ra trường làm công việc gì?
Học ngành Kỹ thuật Xây dựng thì sau khi ra trường, cử nhân sẽ làm việc trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông. Không chỉ thi công, để hoàn thiện một sản phẩm công trình cần rất nhiều khâu khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc đội ngũ nhân lực phải hùng hậu. Học viên sau tốt nghiệp sẽ đảm nhiệm được nhiều vị trí vị trí việc làm khác nhau.
2.1. Làm việc tại công trường
Nhiệm vụ của nhân sự khi làm việc ngoài công trường có tính chất thực tế cao và liên quan mật thiết tới quá trình triển khai, thi công. Người kỹ sư sẽ được trực tiếp thực hiện hoặc giám sát những hoạt động để bảo đảm chất lượng của công trình. Nói cách khác, kiến trúc sư chính là đội ngũ tham gia vào bộ phận này.
Cụ thể, những công việc mà nhân sự làm ngoài công trường có thể đảm đương như:
- Phụ trách thiết kế
- Thi công
- Giám sát công trình
- Thẩm định, nghiệm thu công trình dân dụng hoặc của công ty, doanh nghiệp
>> Xem thêm: Tìm hiểu ngành kỹ thuật xây dựng học những môn gì?
2.2. Làm việc tại công xưởng
Cử nhân học xong ngành kỹ thuật xây dựng cũng có thể đảm đương nhiệm vụ tại công xưởng như:
- Kỹ sư giám sát nội bộ
- Quản lý chất lượng
Bộ phận này mang trọng trách giám sát về kỹ thuật chứ không hẳn thiên về sản xuất. Nhiệm vụ của nhân sự là đảm bảo tiêu chuẩn ban đầu được phản ánh trên sản phẩm.
2.3. Làm việc văn phòng
Khi làm việc tại văn phòng, công ty, nhân sự có trách nhiệm tư vấn, lập ra dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế của tập đoàn, công ty xây dựng. Công việc của bộ phận này còn liên quan tới xử lý vấn đề về giấy tờ, thủ tục cũng như kết hợp với nhân sự khác để đem tới hiệu quả quản lý kỹ thuật.
Bên cạnh đó, cử nhân ngành Kỹ thuật Xây dựng còn có thể làm giảng viên tham gia vào việc đào tạo thế hệ tương lai trong ngành hoặc nghiên cứu tại các cơ quan chuyên về xây dựng. Đây là một hướng đi mà học viên sau khi ra trường, có thể lựa chọn.
>> Xem thêm: Kỹ thuật xây dựng dân dụng – Cơ hội việc làm và yêu cầu công việc
3. Cơ hội việc làm cho cử nhân kỹ thuật xây dựng
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM trong cuối tháng 3/2023, ngành kiến trúc – xây dựng đang thiếu nhân lực. Đồng thời, đây cũng là lĩnh vực đang thu hút số lượng nguồn lao động cao, chiếm tới 4% trong tổng số nhân sự hàng năm tại thành phố này.
Trong những năm trở lại đây, sức hút của ngành Kỹ thuật Xây dựng đều ở trên đà phát triển tăng vọt so với thời kỳ trước đó bởi thúc đẩy cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ cấp bách. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình phát triển, nhu cầu hợp tác quốc tế đặt ra yêu cầu cần có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại.
Để đảm bảo cho các công trình xây dựng của quốc gia mang tầm vóc lớn, bắt kịp xu hướng thì cần đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Bên cạnh năng lực về kiến thức chuyên môn, ngành nghề này sẵn sàng chi trả tiền lương hậu hĩnh cho những người năng động, sáng tạo, biết tiếp thu và luôn đổi mới. Xã hội càng phát triển thì sự gia tăng của các công trình trong mọi lĩnh vực càng cao. Từ đó, cơ hội nghề nghiệp cho cử nhân kỹ thuật xây dựng càng rộng mở.
>> Xem thêm: Giới thiệu tổng quan ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng năm 2023
4. Học kỹ thuật xây dựng ở đâu?
Không ít cơ sở hiện nay tham gia đào tạo, giảng dạy về ngành Kỹ thuật Xây dựng và mỗi nơi đều có ưu điểm riêng. Nổi bật lên trong số đó là chương trình đào tạo từ xa của Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên.
Hình thức đào tạo đại học trực tuyến cung cấp cho học viên một lộ trình học hiện đại, toàn diện. Điểm đặc biệt của hệ đào tạo E – Learning ngành kỹ thuật xây dựng là ngành kết hợp cả đào tạo trực tuyến và thực hành thực tế. Tham gia vào chương trình học, học viên được gắn lý thuyết sát với thực hành chuyên sâu về thiết kế, thi công công trình xây dựng.
Đối tượng tuyển sinh không giới hạn độ tuổi. Chỉ cần bạn đã có bằng tốt nghiệp THPT trở lên và có mong muốn được học tập, đủ điều kiện về sức khỏe là có thể theo học. Đặc biệt, bằng Đại học từ xa không phân biệt với bằng chính quy, trên bằng tốt nghiệp chỉ ghi “Bằng cử nhân”, không phân biệt hình thức đào tạo. Vì vậy bạn không cần lo lắng về chất lượng đầu ra của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên nhé!
Ngoài ngành kỹ thuật xây dựng thì chương trình đào tạo từ xa của trường còn đào tạo 2 ngành khác là:
Kết luận
Hiện nay, ngành Kỹ thuật Xây dựng được xếp vào top những ngành nghề chủ chốt trong xây dựng xã hội. Từ đó, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này đang trên đà tăng cao. Chương trình đào tạo từ xa Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên hứa hẹn sẽ giúp người học có những buổi học vô cùng sinh động, đa dạng và hấp hẫn với đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và kinh nghiệp lâu năm trong ngành và là địa chỉ trang bị cho bạn đầy đủ hành trang để bước vào thị trường lao động.
Nguồn: hiu.vn, hotcourses, tuyensinh.huce.edu.vn, vnuhcm-cbt.edu.vn