081.567.4848

logo Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
logo Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Chi tiết thông tin về phân cấp công trình xây dựng

13:03 23/08/2023

Công trình xây dựng được phân thành nhiều cấp khác nhau tùy thuộc vào công năng và mục đích sử dụng. Vậy có bao nhiêu loại công trình và các loại công trình xây dựng được phân cấp như thế nào? Nếu bạn quan tâm đến phân cấp công trình xây dựng thì đừng bỏ lỡ những thông tin sau nhé.

1. Thế nào là phân cấp công trình xây dựng?

Phân cấp công trình xây dựng là một hình thức nhóm các công trình theo các tiêu chí như công năng, quy mô kết cấu hoặc tầm quan trọng. Ngoài ra, người ta còn phân cấp công trình xây dựng theo tiêu chí sự tác động của công trình đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

Hiện nay, mỗi loại công trình đều có quy định riêng về cấp công trình xây dựng. Nhưng về cơ bản thì các công trình này sẽ được được chia thành 5 cấp. Khi một công trình đồng thời đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về cấp thì sẽ được lấy mức cao nhất để xác định cấp công trình, cụ thể:

  • Công trình xây dựng cấp đặc biệt: Công trình có tổng diện tích xây dựng từ 15.000m2 hoặc tầng cao từ 30 tầng trở lên.
  • Công trình xây dựng cấp I: Công trình có tổng diện tích xây dựng từ 10.000 mét vuông đến dưới 15.000 mét vuông hoặc nhà có tầng cao từ 20 đến 29 tầng.
  • Công trình xây dựng cấp II: Công trình có tổng diện tích xây dựng từ trên 5.000m2 đến dưới 10.000m2 hoặc tầng cao từ 9 đến 19 tầng.
  • Công trình xây dựng cấp III: Công trình có tổng diện tích xây dựng từ 1.000 mét vuông đến dưới 5.000 mét vuông hoặc tầng cao từ 4 đến 8 tầng.
  • Công trình xây dựng cấp IV: Công trình có tổng diện tích xây dựng dưới 1.000m2 hoặc có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 3 tầng.

Xem thêm: Học đại học online cho người đi làm

2. Phân cấp công trình xây dựng nhằm mục đích gì?

Việc phân cấp các công trình xây dựng luôn được các nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu. Điều này cũng dễ hiểu bởi phân cấp công trình xây dựng không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư mà còn tạo điều kiện cho các bên liên quan dễ dàng xử lý khi cần. Vậy các mục đích của việc phân cấp công trình xây dựng là gì?

  • Đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật của từng loại công trình theo từng hạng mục để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Tạo điều kiện để các nhà đầu tư có thể tham gia quản lý năng lực xây dựng và xác định nhân sự đủ năng lực quản lý xây dựng các công trình đó.
  • Xác định trách nhiệm của người quản lý trước, trong và sau khi thi công bởi các đơn vị chịu trách nhiệm về các hạng mục công việc ở các cấp là khác nhau.
  • Quản lý chi phí đầu tư và các vấn đề khác có liên quan như thời gian bảo hành, chế độ bảo trì, thẩm quyền giải quyết khi có sự cố,…

Xem thêm: Review ngành quản lý công nghiệp

3. Phân cấp công trình xây dựng chi tiết nhất

Có nhiều cách để phân cấp các công trình xây dựng. Trong đó, cách phân loại theo công năng và quy mô kết cấu được áp dụng phổ biến hơn hẳn, cụ thể:

3.1. Phân cấp công trình xây dựng theo công năng

Việc phân cấp các công trình xây dựng theo công năng đã được quy định cụ thể theo nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Dựa vào công năng, công trình xây dựng được chia thành:

  • Công trình dân dụng: Công trình nhà ở, trường học, khu thể thao, bến xe, nhà sinh hoạt cộng đồng…
  • Công trình công nghiệp: Công trình sản xuất, xây dựng, khai thác, dịch vụ điện tử, năng lượng…
  • Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Công trình thủy lợi, đập, hồ, đường ống dẫn nước, kênh mương, chăn nuôi và các công trình nông nghiệp khác.
  • Công trình giao thông: Công trình cầu, đường bộ, đường thủy, sân bay, bến tàu, đường sắt.
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật: công trình cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, chiếu sáng đô thị,…
  • Công trình quốc phòng, an ninh: Đây là các công trình do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đầu tư và thực hiện nhằm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Xem thêm: Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai

5. Phân cấp công trình theo quy mô kết cấu

Các quy định về phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu được quy định tại phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/tt-BXD. Phục lục này quy định các tiêu chí phân cấp và cấp công trình từ cấp đặc biệt đến cấp I, II, III, IV đối với các hạng mục xây dựng như nhà ở, các cột tháp, cáp treo, các công trình thủy lợi, thủy điện,…

6. Lời kết

Công trình xây dựng là sản phẩm của công sức lao động và có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của đất nước. Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc cũng đã hiểu hơn về việc phân cấp công trình xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên và hãy tiếp tục theo dõi những bài viết sau để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhé.

Xem thêm: Những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai

Nguồn: saigonatn.com; vienquanlyxaydung.edu.vn; luatvietnam.vn; luatduonggia.vn


Bài viết liên quan

Xem tất cả
Tìm đối tác
.Elearning – giải pháp giúp người học phá bỏ rào cản về không gian và thời gian
FacebookZaloTiktokYoutube

.LIÊN HỆ

.Facebook.Website: tnut.vn.Hotline: 081.567.4848

.VĂN PHÒNG TƯ VẤN VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ TUYỂN SINH

  • .Hà Nội: Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • .Tp. HCM: Số 91 Ký Con, Phường Nguyễn Thái Bình , Quận 1, Hồ Chí Minh
Aum Việt NamTìm đối tác

.HỢP TÁC TUYỂN SINH

Tìm đối tác

© 2023 Copyright by IT AUM