081.567.4848

logo Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
logo Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Công việc của quản lý nhà máy trong sản xuất là gì?

11:06 28/07/2023

Quản lý nhà máy trong sản xuất là một vị trí cực kỳ quan trọng. Đây là vị trí đảm nhiệm những thứ như tiến độ sản xuất cũng như chất lượng sản xuất của một nhà máy và là vị trí luôn có và gắn liền với các nhà máy, xí nghiệp.

1. Quản lý nhà máy trong sản xuất là gì?

Quản lý nhà máy trong sản xuất

Quản lý nhà máy trong sản xuất là vị trí gắn liền với các nhà máy, phân xưởng của doanh nghiệp, tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch, giám sát nhà máy nhằm đảm bảo việc sản xuất hàng hóa đáp ứng được các nhu cầu về Chất lượng – Chi phí – Tiến độ.
Bên cạnh đó, công việc quản lý nhà máy trong sản xuất cũng giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực có sẵn trong nhà máy ( như hàng hóa, thiết bị, nhân lực,..) cùng các vấn đề khác trong nhà máy để việc sản xuất có thể diễn ra mượt mà, hiệu quả.
Người quản lý nhà máy trong sản xuất còn nắm vai trò tổ chức, điều phối và giám sát mọi hoạt động đang diễn ra trong nhà máy. Tùy vào chất lượng hoạt động quản lý sản xuất của doanh nghiệp đó mà các thông số chi tiết của nhà máy, phân xưởng sẽ được cung cấp nhanh hay chậm, vào thời gian thực hay theo giai đoạn.

Xem thêm: Quản lý nhà máy làm gì? Mô tả công việc và mức lương

2. Nhiệm vụ chính của quản lý nhà máy trong sản xuất

Quản lý nhà máy trong sản xuất

Phân tích lập kế hoạch và quản trị hoạt động, cụ thể như:
-Lập kế hoạch cùng các lịch trình trong sản xuất của nhà máy nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp
-Phân công các nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận sản xuất
-Chuẩn bị các thiết bị, vật liệu cùng với nhận sự phục vụ cho mỗi đơn hàng nhằm đảm bảo rằng quy trình sản xuất của nhà máy được sản xuất liên tục
-Cần phải lên kế hoạch để thực hiện công việc sao cho đúng tiến độ, các sản phẩm phải đạt chất lượng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ tài chính cho phép
-Cân nhắc xem khối lượng công việc tồn đọng nhằm lập kế hoạch sản xuất cho những đơn hàng mới

Kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất:
-Nhận nhiệm vụ xây dựng, bổ sung và sửa đổi những hướng dẫn sản xuất
-Giám sát quá trình sản xuất cũng như làm việc của các công nhân ở nhà máy
-Phát hiện kịp thời khi sản phẩm có lỗi
-Bảo đảm an toàn trong các hoạt động sản xuất hàng ngày
-Theo dõi quy trình cũng như tiến độ sản xuất của nhà máy

Quản lý máy móc, thiết bị sản xuất của công ty gồm những công việc cụ thể:
-Lên kế hoạch sửa chữa cũng như bảo dưỡng các thiết bị của nhà máy
-Lập kế hoạch chi tiết mua thêm máy và thiết bị mới để phục vụ nhu cầu sản xuất
-Bàn giao các phương tiện kỹ thuật cùng những hướng dẫn sử dụng máy móc cho các nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật

Quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân sự:
-Tổ chức, sắp xếp công việc cho công nhân trực thuộc cùng lên kế hoạch các buổi kiểm tra tay nghề
-Lựa chọn ra những ứng viên có thể đáp ứng tốt nhu cầu công việc và phục vụ cho nhà máy
-Triển khai và lên kế hoạch để đào tạo nhân viên mới, nhằm đánh giá được năng lực của từng nhân viên

3. Mục tiêu của quản lý nhà máy trong sản xuất

Quản lý nhà máy trong sản xuất

Người quản lý nhà máy trong sản xuất có mối quan hệ mật thiết với mỗi thành công của một nhà máy doanh nghiệp. Bởi lẽ, nếu được quản lý hiệu quả, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp có được vị thế đáng gờm trước đối thủ cạnh tranh, đưa hoạt động sản xuất lên một tầm cao mới. Cụ thể như:
Nhà máy có thể đáp ứng yêu cầu quản lý toàn diện từ khu vực sản xuất, từ đó rút ngắn đơn hàng mà vẫn có thể hoàn thành đơn hàng cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được chất lượng và số lượng.
Thông qua việc lập kế hoạch, điều phối, tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp có thể thiết lập và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Tạo ra tính linh động, cải tiến không ngừng nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh.
Sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có trong khu vực nhà máy, thực hiện tốt việc thúc đẩy nâng cao năng suất, tạo ra lợi nhuận lớn cho nhà máy.

Xem thêm: Lương của ngành quản lý công nghiệp cao hay thấp so với thị trường?

4. Tổng kết

Đây là một vị trí khá triển vọng và có nhu cầu tuyển dụng cao trong ngành quản lý công nghiệp vì hiện tại nước ta đang đứng trước thực trạng thiếu nguồn
nhân lực cho ngành này. Nên chính điều đó đã mở ra nhiều cơ hội để các sinh viên theo ngành công nghiệp có thể kiếm việc làm. Vậy, nếu bạn muốn theo đuổi ngành quản lý công nghiệp hay cụ thể là vị trí quản lý thì lựa chọn Chương trình cử nhân trực tuyếnNgành quản lý công nghiệp của Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên sẽ là một lựa chọn sáng suốt dành cho bạn.


Bài viết liên quan

Xem tất cả
Tìm đối tác
.Elearning – giải pháp giúp người học phá bỏ rào cản về không gian và thời gian
FacebookZaloTiktokYoutube

.LIÊN HỆ

.Facebook.Website: tnut.vn.Hotline: 081.567.4848

.VĂN PHÒNG TƯ VẤN VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ TUYỂN SINH

  • .Hà Nội: Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • .Tp. HCM: Số 91 Ký Con, Phường Nguyễn Thái Bình , Quận 1, Hồ Chí Minh
Aum Việt NamTìm đối tác

.HỢP TÁC TUYỂN SINH

Tìm đối tác

© 2023 Copyright by IT AUM