Giải đáp “Quản trị chuỗi cung ứng làm những công việc gì?”
12:00 23/06/2023Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp nhiều quy trình để tiến hành vận chuyển được hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây, TNUT sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể quản trị chuỗi cung ứng làm những công việc gì? Học ngành gì để có thể tham qua quản lý chuỗi cung ứng?
Mục lục bài viết
1. Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) được hiểu là làm gì?
Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những nội dung học của ngành quản lý công nghiệp. Theo định nghĩa của CSCMP – Hội đồng của các chuyên gia trong Quản trị chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng sẽ bao gồm việc tìm kiếm các nguồn cung ứng, tiến hành thu mua nguyên vật liệu hoàn thiện sản phẩm.
Bản chất của quy trình quản trị chuỗi cung ứng bao gồm cả việc vận chuyển mà và quản trị chi phí nguyên liệu – hàng hóa, cung cầu, phân phối nhằm giảm tỷ lệ lưu kho, tối ưu hóa khả năng dự trữ, điều phối hàng hóa, nâng cao khả năng cung ứng.
Từ đó, quy trình quản lý chuỗi cung ứng sẽ tối ưu hóa dòng sản xuất hoạt động dịch vụ và sản xuất, kiểm soát mối quan hệ giữa các bên như doanh nghiệp, nhà cung ứng và khách hàng trong nền công nghiệp.
2. Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng (SCM) đối với doanh nghiệp
Quản trị chuỗi cung ứng đạt hiệu quả giúp việc cung cấp hàng hóa, sản phẩm đúng tiến độ, giúp cho doanh nghiệp hoạt động trở nên hiệu quả hơn. Cùng TNUT khám phá vai trò của quản lý chuỗi cung ứng SCM đối với doanh nghiệp dưới đây.
2.1. Hỗ trợ nâng cao yêu cầu về dịch vụ khách hàng
Khách hàng chính là đối tượng mà các doanh nghiệp muốn hướng tới, là người mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một chuỗi cung ứng chuyên nghiệp, hiệu quả sẽ thúc đẩy quá trình giao hàng diễn ra nhanh chóng, đúng với tiến độ.
Khi đó, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng với các dịch vụ của doanh nghiệp. Việc chú trọng đầu tư cho quá trình quản trị chuỗi cung ứng SCM được xem là giải pháp mang lại hiệu quả cao cho các công ty, doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Review ngành quản lý công nghiệp – Tổng quan và xu hướng
2.2. Giảm thiểu một số chi phí vận hành cho doanh nghiệp
Chuỗi quản trị cung ứng sẽ giúp giảm các loại chi phí vận hành cho công ty, doanh nghiệp dựa theo nguyên tắc cắt giảm khoảng thời gian trong hoạt động thuê kho bãi, chi phí địa điểm, kiểm kê hàng hóa.
Khi quy trình chuỗi cung ứng của bạn chuyên nghiệp thì bạn sẽ không cần quá lo lắng quá nhiều đến quá trình giao nhận, vận chuyển, hay lưu trữ hàng hóa. Nhờ đó, giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí dư thừa, phát sinh một cách có hiệu quả.
3. Học quản trị chuỗi cung ứng làm những công việc gì?
Với sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu, việc Quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá có tiềm năng lớn trong tương lai. Nếu bạn đang yêu thích công việc này thì hãy cùng theo dõi nội dung mà TNUT tổng hợp dưới đây, để giải đáp “quản trị chuỗi cung ứng làm những công việc gì?”
3.1. Nhân viên kinh doanh các dịch vụ vận tải
Quản trị chuỗi cung ứng làm những công việc gì? Công việc đầu tiên được nhắc Vị trí việc làm này là tìm kiếm khách hàng, tạo ra mối quan hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, giao dịch các dịch vụ, lập hợp đồng thuê các dịch vụ vận tải, xử lý vấn đề về khiếu nại,…
Mức lương của vị trí nhân viên kinh doanh các dịch vụ vận tải trong quản lý chuỗi cung ứng dao động trong khoảng từ 7 triệu – 10 triệu đồng/tháng.
>> Xem thêm: Các ngành nghề hot hiện nay và tương lai tại Việt Nam
3.2. Nhân viên kinh doanh trong mảng xuất nhập-khẩu
Vị trí làm việc này chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, khai thác tiềm năng khách hàng có nhu cầu sử dụng những dịch vụ về xuất nhập khẩu, dịch vụ đàm phán, dịch vụ về tư vấn về giá cả, các quy trình trong giao nhận sản phẩm,…
Thu nhập của vị trí nhân viên kinh doanh trong mảng xuất nhập khẩu dao động khoảng 7 triệu – 10 triệu đồng/tháng. Với các vị trí trưởng phòng, quản lý, mức lương thu nhập sẽ cao hơn, dao động khoảng từ 15 triệu – 20 triệu đồng/tháng.
3.3. Nhân viên chuyên về chứng từ
Nhân viên chứng từ là một trong những công việc bạn có thể làm khi trả lời cho câu hỏi quản trị chuỗi cung ứng làm những công việc gì. Vị trí làm việc này có trách nhiệm đảm bảo tính hợp lệ, chính xác của chứng từ xuất/nhập khẩu, tiến hành soạn thảo hợp đồng theo đúng các thủ tục pháp lý,… Mức lương của vị trí nhân viên chuyên về chứng từ này rơi vào khoảng từ 6 triệu – 8 triệu đồng/tháng.
>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Con gái có nên học ngành quản lý công nghiệp?
3.4. Nhân viên chuyên việc thu mua
Với vị trí này, nhân viên sẽ liên hệ đặt đơn hàng để vận chuyển, tiến hành thanh toán quốc tế, theo dõi tiến độ quá trình nhận hàng, quá trình tiếp nhận khiếu nại, báo cáo về hàng tồn kho,…
Mức lương trung bình của nhân viên chuyên việc thu mua dao động khoảng từ 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng.
>> Xem thêm: Khảo sát mức lương các ngành nghề 2023 tại Việt Nam đáng quan tâm
3.5. Vị trí nhân viên thanh toán quốc tế
Nhân viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến việc thanh toán quốc tế như làm hồ sơ thanh toán, kê khai thuế, theo dõi chi tiết công nợ,…
Thu nhập trung bình của nhân viên thanh toán quốc tế dao động 6 triệu – 8 triệu đồng/tháng.
3.6. Giảng viên hay vị trí nghiên cứu
Vị trí này có thể làm việc tại các trường Đại học, trường Cao đẳng, Viện nghiên cứu đào tạo ngành quản lý công nghiệp – Quản lý chuỗi cung ứng.
Mức lương của vị trí giảng viên cao hay thấp còn phụ thuộc vào thâm niên giảng dạy, số giờ dạy, bậc lương theo quy định của nhà nước.
Với những thông tin trên, TNUT đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Quản trị chuỗi cung ứng làm những công việc gì?”. Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo để chọn được cơ sở đào tạo tốt.
4. Học ngành gì để có thể tham qua quản lý chuỗi cung ứng?
Hiện nay, có 60.000–70.000 doanh nghiệp vừa và lớn trên cả toàn quốc. Các ngành công nghiệp tại nước ta sẽ tăng trưởng nhanh với tốc độ 7,16% giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Với trọng tâm vào năm 2030, theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021–2030 nêu rõ rằng sẽ có 177 khu công nghiệp mới trên toàn quốc. Điều này cho thấy cơ hội việc làm trong quản trị chuỗi ứng sẽ tăng lên.
Quản trị chuỗi cung ứng thuộc ngành quản lý công nghiệp. Nếu bạn muốn học về quản trị chuỗi cung ứng, hãy tham khảo chuyên ngành Quản lý công nghiệp.
Ngành quản lý công nghiệp là ngành nghề hot hiện nay với cơ hội việc làm rộng lớn. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành quản lý công nghiệp và muốn học hiệu quả, tiện lợi thì bạn có thể tham khảo ngay ngành quản lý công nghiệp của Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên (TNUT).
Hiện nay, Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên có hệ đào tạo đại học từ xa cho ngành quản lý công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho học viên.
Hệ từ xa của TNUT sẽ được đào tạo thông qua hệ thống E-Learning tiên tiến nhằm đảm bảo học viên tích lũy đủ kinh nghiệm khi ra trường. Ngoài ra, TNUT có một đội ngũ giảng viên với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và đào tạo.
5. Kết luận
Trên đây, TNUT đã chia sẻ cũng như giải đáp thắc mắc “Quản trị chuỗi cung ứng làm những công việc gì?”. Nếu bạn muốn đăng ký học quản trị chuỗi cung ứng thì hãy tham khảo Chương trình đào tạo đại học từ xa ngành quản lý công nghiệp của TNUT. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể chọn cho mình một ngành nghề phù hợp.
Nguồn: bachkhoahanoi.edu.vn, timvieckinhdoanh.com, jobsgo.vn, vilas.edu.vn