Tìm hiểu về quy trình quản lý thi công xây dựng công trình
13:22 27/06/2023Quy trình quản lý thi công xây dựng công trình là một trong những giai đoạn thực hiện của ngành Kỹ thuật xây dựng. Để hiểu hơn về ngành Kỹ thuật xây dựng nói chung và quy trình quản lý thi công xây dựng công trình nói riêng, mời bạn cũng theo dõi bài viết dưới đây của TNUT nhé!
Mục lục bài viết
1. Ngành kỹ thuật xây dựng phát triển như thế nào?

Ngành kỹ thuật xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tổ chức, tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát và nghiệm thu chất lượng các công trình công nghiệp, công trình xây dựng. Những công trình này phục vụ nhu cầu đời sống con người như: Các trung tâm thương mại, nhà xưởng, chung cư, bệnh viện, cầu đường…
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện tại nước ta có hơn 4 triệu lao động làm việc tại 78.000 doanh nghiệp trong ngành kỹ thuật xây dựng. Bên cạnh đó, Việt Nam còn dành 30-40% GDP vào ngành xây dựng mỗi năm.
Từ những con số này thấy được ngành kỹ thuật xây dựng cần rất nhiều nhân lực, nhất là nhóm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Điều này là tin vui đối với những học viên và có ý định theo đuổi ngành này.
>> Xem thêm: Tổng quan về ngành Kỹ thuật xây dựng ra làm gì?
2. Khái quát về quy trình quản lý thi công xây dựng công trình
Quy trình quản lý thi công xây dựng công trình thuộc giai đoạn nào trong ngành kỹ thuật xây dựng? Và vai trò của các quy trình quản lý thi công xây dựng công trình là gì? Cùng TNUT tìm hiểu chi tiết qua các nội dung sau:
2.1. Quy trình quản lý thi công xây dựng công trình thuộc giai đoạn nào của ngành kỹ thuật xây dựng?

Ngành kỹ thuật xây dựng bao gồm các giai đoạn công việc sau:
- Tư vấn các thông tin về công trình
- Giai đoạn thiết kế và tiến hành thi công công trình
- Giai đoạn quản lý thi công
- Nghiệm thu về chất lượng công trình
Quy trình quản lý thi công xây dựng công trình là một trong những công việc thuộc về giai đoạn quản lý thi công trong ngành Kỹ thuật xây dựng..
>> Xem thêm: Kỹ sư thiết kế học ngành gì? So sánh kỹ sư thiết kế với kỹ sư xây dựng
2.2. Quy trình quản lý thi công xây dựng công trình có vai trò gì?
Dưới đây, TNUT điểm qua các vai trò của quy trình quản lý thi công xây dựng công trình trong việc xây dựng:
- Lập kế hoạch theo đúng tiến độ được ủy quyền đồng thời kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện công việc.
- Kiểm tra tiến độ của dự án trong giai đoạn thực hiện và đảm bảo mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch.
- Giúp xây dựng, xem xét và đánh giá các tiêu chí được sử dụng để chọn nhà thầu tốt nhất.
- Hỗ trợ các nhà thầu trong việc xác định và báo cáo các vấn đề về nhân sự, thiết bị.
- Theo dõi sự phát triển và đánh giá tiến độ hoàn thành của dự án.
- Báo cáo các lỗi và sự chậm trễ liên quan đến xây dựng và yêu cầu khắc phục.
- Báo cáo tình hình khi cần thiết và đưa ra các chính sách đảm bảo chất lượng của dự án theo mục tiêu đã đề ra.
- Tư vấn hệ thống kiểm soát tài liệu của dự án.
- Kiểm tra thiết kế của dự án và đưa ra lời khuyên.
- Hỗ trợ xây dựng các công trình trạm, sân bãi chung, hạ tầng điện nước, văn phòng tại công trường để sử dụng khi cần thiết trong quá trình thi công.
- Đảm bảo yêu cầu mặt bằng thi công an toàn.
- Giúp kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng.
Cùng TNUT tìm hiểu nội dung tiếp theo để hiểu rõ các bước, quy định của quy trình quản lý thi công xây dựng công trình
>> Xem thêm: Top 6 các phần mềm chuyên dụng trong kỹ thuật xây dựng
3. 12 bước trong quy trình quản lý thi công xây dựng công trình

12 bước tiêu chuẩn trong Nghị định cần được tuân thủ trong quy trình quản lý thi công xây dựng công trình:
- Thực hiện quản lý công trường sau khi tiếp nhận mặt bằng thi công.
- Quản lý vật tư, hàng hóa, bộ phận xây dựng và công cụ được sử dụng trong các dự án xây dựng.
- Quản lý công việc của các nhà thầu trong quá trình thi công.
- Chủ đầu tư giám sát các dự án xây dựng, cũng như kiểm tra và phê duyệt công việc đã hoàn thành.
- Nhà thầu thi công dưới sự giám sát của người thiết kế.
- Thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình, thí nghiệm đối chứng và kiểm định công trình khi đang xây dựng.
- Nghiệm thu các giai đoạn xây dựng và từng bộ phận công trình xây dựng riêng lẻ.
- Nghiệm thu từng hạng mục công trình sau khi hoàn thành và đưa vào quá trình sử dụng, vận hành.
- Kiểm tra lại công tác nghiệm thu của công trình xây dựng từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
- Tạo và lưu giữ hồ sơ sau khi hoàn thành dự án.
- Hoàn trả/ bàn giao lại mặt bằng xây dựng.
- Bàn giao lại cho khách hàng.
>> Xem thêm: Lương kỹ thuật xây dựng công trình giao thông bao nhiêu?
4. Các trường đào tạo tốt ngành Kỹ thuật xây dựng hiện nay
Bạn cần trang bị thêm kiến thức về ngành kỹ thuật xây dựng để sẵn sàng cạnh tranh sau khi tốt nghiệp. Do đó, việc lựa chọn một ngôi trường đào tạo vững về kiến thức chuyên môn của ngành kỹ thuật xây dựng là rất quan trọng. Dưới đây là những ngôi trường đào tạo tốt ngành kỹ thuật xây dựng được thống kê trong vài năm gần đây.
4.1. Khu vực miền Nam
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Tôn Đức Thắng
>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về mã ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp
4.2. Khu vực miền Trung
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại học Nha Trang
- Đại học Đà Nẵng
- Đại học Dân lập Duy Tân
>> Xem thêm: Công nghiệp xây dựng gồm những ngành nào? Vai trò của ngành là gì?
4.3. Khu vực miền Bắc
- Đại học Giao thông Vận tải.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Thủy Lợi.
- Đại học Xây dựng Hà Nội.
- Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên.
>> Xem thêm: Kỹ thuật xây dựng thi khối nào? Học trường nào tốt?

Nhắc đến ngôi trường đào tạo tốt nhóm ngành kỹ thuật và quy trình quản lý thi công xây dựng công trình, không thể không kể đến Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại họcThái Nguyên. Đây chính là ngôi trường có kinh nghiệm đào tạo 58 năm (1965-2023) trong lĩnh vực xây dựng. TNUT đã đào tạo ra vô số thế hệ học viên đóng góp vào nguồn lực lượng lao động của nước nhà.
Song song đó, TNUT còn được nhiều người biết đến là ngôi trường đầu tư hệ thống E-Learning chất lượng, cho việc đào tạo đại học từ xa. Hệ thống được đầu tư nhằm hỗ trợ học viên thuận tiện hơn trong việc theo dõi chương trình học. Đồng thời, cũng hỗ trợ nhiều hơn trong việc quản lý học viên.
Đặc biệt với ngành Kỹ thuật xây dựng hệ đại học từ xa, nhà trường còn kết hợp giữa đào tạo lý thuyết trực tuyến và thực hành thực tế. Như vậy học viên hoàn toàn có thể yên tâm về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sau khi ra trường, tự tin ứng tuyển vào vị trí việc làm mong muốn.
Hãy đến với Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại họcThái Nguyên, bạn sẽ được trang bị đầy đủ từ kiến thức từ chuyên môn đến các kỹ năng cứng, các kỹ năng mềm. Với sự hỗ trợ nhiệt tình, hết mình của đội ngũ giảng viên có tâm với nghề.
5. Lời kết
Bài viết trên của TNUT đã tổng hợp các thông tin về ngành Kỹ thuật xây dựng và tìm hiểu về quy trình quản lý thi công xây dựng công trình. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm một ngôi trường đào tạo tốt ngành Kỹ thuật xây dựng, thì bạn có thể tham khảo ngay Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên nhé!
Nguồn: fastwork.vn, moc.gov.vn, thuvienphapluat.vn, lsvn.vn
>> Xem thêm: Review học đại học trực tuyến – Giải pháp không thể bỏ qua