Tất cả các ngành nghề khối D đang được săn đón hiện nay
10:17 06/10/2023Nhiều người nghĩ rằng, khối D chỉ là khối của các ngành tự nhiên xã hội như sư phạm, du lịch, ngôn ngữ,…. Tuy nhiên, khối D là khối ngành tổng hợp nhiều chuyên ngành hot khác và được nhiều bạn trẻ săn đón. Hãy cùng TNUT E-Learning tìm hiểu tất cả các ngành nghề khối D trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Nhóm ngành Ngôn ngữ, xã hội

Khối D chia làm các tổ hợp từ D00 đến D88, tổng hợp D00 là tổ hợp quen thuộc nhất. Ngoài ra, khối D còn bao gồm các môn: Toán, Vật Lý, Hóa, Sinh Học, Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa lý, GDCD, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Pháp).
Nếu bạn có thế mạnh là các môn học khối D, bạn có thể tham khảo những ngành có tính xã hội cao như: Marketing, Truyền thông, Luật, Báo chí, Du lịch,…Đây là những ngành cần nhiều sáng tạo và tài ăn nói. Nên nếu bạn đam mê các môn xã hội, đây sẽ là cơ hội để bạn được thỏa sức tư duy.
Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là thế mạnh của ngành này. Đây gần như là một yếu tố tất yếu nếu bạn muốn vươn xa hơn trong việc mở rộng kinh doanh và phát triển sự nghiệp. Việc học tốt một ngoại ngữ cũng đem lại nhiều cơ hội hơn khi lựa chọn việc làm.
Nếu bạn học tốt ngoại ngữ, đây sẽ là ưu thế để bạn tham gia vào thị trường lao động trong nước và quốc tế như: Xuất nhập khẩu, Biên – Phiên dịch, Tiếp viên hàng không,…
>> Xem thêm: Top những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai
2. Tất cả các ngành nghề khối D: Nhóm ngành Kinh tế

Một số ngành nghề nổi bật trong nhóm ngành kinh tế mà bạn có thể cân nhắc là: Quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, ngân hàng,…
Gần đây, có một số nhóm ngành đang có xu hướng nổi lên và khát nhân lực chất lượng cao, có thể kể đến như: Quản lý công nghiệp, Kinh tế công nghiệp,…
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức vận hành trong sản xuất và công tác quản trị. Tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 là 7,16%. Năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, tốc độ tăng trưởng là 4,05%. Năm 2022 đã hồi phục với tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm là 8,48% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này đặt ra một thách thức lớn với các doanh nghiệp và tổ chức, về vấn đề cần một nguồn lực đủ chất lượng để có thể quản lý và phát triển doanh nghiệp.
Đây cũng là 2 ngành học chưa có quá nhiều sự cạnh tranh, vì đây là những ngành được sinh ra vì xu thế của thời đại.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn học thêm một ngành bổ trợ thêm kỹ năng và kiến thức, hoặc lấy thêm văn bằng thức 2, thì có thể đăng ký tham gia Chương trình cử nhân trực tuyến trình độ đại học của Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái nguyên. Để nhận thêm tư vấn, bạn có thể truy cập https://tnut.vn/ và điền form đăng ký. Cán bộ tư vấn sẽ liên hệ và trao đổi về chương trình học nhé!

3. Nhóm ngành sư phạm

Khi tìm hiểu về “tất cả các ngành nghề khối D, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến nhóm ngành sư phạm. Có thể nói, khối D là “miền đất” của nhóm ngành này. Bạn có thể lựa chọn Sư phạm Toán, Ngữ Văn, Lịch Sử, theo mức độ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, hoặc Đại học,… tùy theo sở thích, năng lực và ngôi trường yêu thích.
>> Xem thêm: Top những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
4. Nhóm ngành Công nghệ
Nghe có vẻ rất lạ, nhiều người cũng thắc mắc liệu “Khối D có học được công nghệ thông tin không?”. Trên thực tế, bạn vẫn có thể học Công nghệ thông tin thông qua việc xét tuyển khối D.
Một số các ngành bạn có thể tham khảo như:
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
- Hệ thống thông tin
- Tin học ứng dụng
- Kỹ thuật phần mềm
- Truyền thông và mạng máy tính
Đây cũng là ngành tiềm năng mà xã hội luôn cần đến và có mức thu nhập tốt, đặc biệt với những người có trình độ chuyên môn cao. Và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn luôn rất cần thiết trong ngành này. Bạn sẽ tìm được rất nhiều cơ hội nếu có khả năng, tư duy và luôn bắt kịp được với xu thế của thời đại
Kết luận
Như vậy, TNUT E-Learning đã giới thiệu cho bạn đọc một vài ngành nghề, trong chủ đề “tất cả các ngành nghề khối D” đang được săn đón. Có thể thấy, tiềm năng của những ngành thuộc khối D là rất lớn. Nhiều ngành “quen thuộc” có tính cạnh tranh cao, nhưng vẫn có những “gương mặt mới” đầy triển vọng. Bạn có thể xem xét, cân nhắc sở trường của mình trước khi quyết định nghề nghiệp tương lai nhé.